nhưng qua đó nói lên được thân phận của hàng trăm công nhân không có việc, cuộc sống gặp khó khăn.
Trong phần kết luận, ta đề cập đến việc cô công nhân vùng vẫy như thế nào trong cuộc mưu sinh hoặc nhìn về tương lai như thế nào. Có thể cô ấy sẽ nói: “Tương lai tôi, chắc phải rời nhà máy. Trở về với đồng ruộng quê nhà. Kiên Giang là mảnh đất màu mỡ có tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi sẽ về sống với cha mẹ và kiếm một người chồng, có thể chân lấm tay bùn nhưng chắc ăn”. Chấm hết.
Các bạn cứ kết luận theo kiểu nhà văn, đừng nói “Tóm lại là…”, “khổ quá…”. Muốn nói nỗi khổ của người ta phải thông qua câu chuyện, sự miêu tả, chỉ cho độc giả thấy là đủ.
CHIA SẺ THÊM
Cần đầu tư thời gian
Vẫn biết các bạn không có đủ thời gian, chỉ viết tới đó, rồi phải làm việc khác. Kể cả những bài làm hằng ngày, có lẽ cũng làm chỉ tới đó thôi. Do vội quá.
Hai người bán dạo này, có ai tìm hiểu cuộc sống của họ?
Nhưng nên đầu tư thời gian cho những bài có chiều sâu; một tháng viết một bài. Ngoài công việc hằng ngày, các bạn có thể tư duy một đề tài nào đó, làm dàn bài chi tiết, gửi cho tôi để trao đổi, để được hướng dẫn. Rồi viết suốt một tháng. Viết xong, thậm chí các bạn quay lại đó, trao đổi với nhân vật, xem mình có viết đúng không. Như thế mới có những tác phẩm sâu ; cứ chạy theo thời sự, sẽ không có tác phẩm để đời. Muốn có bài viết hay thì phải công phu, dụng công rất cao, không làm qua loa.
Và bài phải có nhiều chi tiết. Phải nghe, thấy và phải quan sát. Theo một nhà văn, trăm cái cây đâu có cây nào giống cây nào. Mỗi cây có cuộc sống riêng, tuy ở cạnh nhau, nhưng không giống nhau.
Show, don't tell là kỹ thuật của nhà báo quốc tế, có nghĩa chỉ cho người ta thấy bằng hình ảnh, bằng miêu tả, không kể lể, hoặc kể lể ít thôi.
Ví dụ, bài phóng sự về chuyện gia đình một người lính. Người viết đâu có nói, “Trời, tội quá, thương quá,..”. Nhưng mình đọc, thấy rất là thương. Đó là cái tài của người viết.
Cũng không cần cái tôi trần thuật, kiểu “tôi đi, tôi đứng, tôi ngồi, tôi nói chuyện…” Chỉ cho thấy tức là mình đã đứng đó để nhìn, cần gì cái tôi trần thuật. Không ngó thấy sao viết được. Độc giả sẽ biết mình có mặt ở đó. Đưa cái tôi vào còn hơi có vẻ khoe khoang nữa.
Về thuật kể chuyện, chúng ta cần học truyện cổ tích. Loại truyện này có kết cấu, cốt chuyện rất hay và luôn có ý nghĩa. Những bài phóng sự cũng đều phải có ý nghĩa.
Về truyện cổ tích thì truyện "Ăn khế trả vàng", chẳng hạn, rõ ràng có ý nghĩa luân lý: Sự tham lam sẽ dẫn đến cái chết. Còn bài gia đình anh lính thì có ý nghĩa gì? Tình mẫu tử, tình phụ tử, thương con đến độ thay vì sống an nhàn, nhân vật chính xin lên núi, làm lính biên phòng để hưởng lương cao, có thêm tiền chữa bệnh cho con.
Giờ nhắc lại cách hành văn. Thứ nhất, là phải viết đúng chính tả. Thứ nhì, đúng ngữ pháp. Với bất kỳ cấu trúc nào, đều phải viết cho đúng tiếng Việt. Cũng không viết trạng ngữ quá dài. Và nên theo thứ tự chủ ngữ trước, vị ngữ sau; nếu có trạng ngữ ngắn thì để ở trước; dài một chút thì để ở cuối câu. Đó là nguyên tắc của tất cả những cái người ta viết mà dễ đọc nhất trên cuộc đời này.
Tiếng Anh cũng thế, mà tiếng Pháp cũng vậy. Người ta dùng thứ tự chủ ngữ - vị ngữ. Đừng nói tiếng Việt của ta khác; nhiều thứ giống y hệt hai thứ tiếng này.
Những người nói khác là vì tự ái dân tộc, tự tôn, bởi thế mà gây khó hiểu. Nhiều khi chúng ta học ngữ pháp tiếng Việt không nổi là vì vậy.
Các bạn nên viết câu ngắn, đoạn ngắn, tức phải đa dạng. Ví dụ, viết câu mười chữ, tiếp đến câu mười lăm chữ. Rồi xuống một câu mười chữ, lên một câu hai mươi lăm chữ. Thậm chí có lúc lên ba chục chữ, rồi xuống mười chữ, sau đó lên lại hai chục chữ, rồi xuống mười lăm chữ, ... Đa dạng hoá câu văn, để độc giả đỡ bị nhàm chán.
Kinh nghiệm đi thực tế
Có một kinh nghiệm về đi thực tế: cầm theo máy ghi âm. Trong khi quan sát, thấy gì thì đọc ngay, đọc đại vào máy - đừng ghi tay, rồi về dàn xếp, viết lại. Phỏng vấn cả nhân vật nữa với máy. Tuy công phu, nhưng chắc chắn sẽ giúp các bạn ghi được nhanh và ít bỏ sót chi tiết.
Cần phỏng vấn nhân vật thật kỹ dựa trên dàn bài. Rồi bám vào dàn bài đó viết ra. Khi thấy chưa đạt thì sửa. Nhưng bài phải luôn luôn có cấu trúc, có thứ tự, lớp lang.
Và bà Phạm Thị Soi, một người làm ăn rất giỏi.
Khi viết phóng sự phải viết về người thật, việc thật, có tên, có tuổi, không viết khái quát như trong văn học.
Các bạn muốn làm dàn bài theo kiểu gì cũng được, tuỳ ý, miễn phải có lô gíc. Khi phỏng vấn, không chỉ tập trung phỏng vấn nhân vật chính, mà còn cả những người xung quanh nữa, để họ nói về chuyện đó. Công phu như thế, bài mới hấp dẫn.
Làm nhà báo có tâm thì cuộc đời gắn chặt, cần mẫn với việc đi, suy nghĩ và viết. Nếu quá chú trọng tới những chuyện khác như tiền tài, danh vọng, khó có thể trở thành nhà báo giỏi được.
Giống như con tằm nhả tơ, các bạn cứ viết và viết thôi. Còn việc tòa soạn có dùng sản phẩm của mình hay không thì cũng không nên quan tâm nhiều. Vì bây giờ có một số cách dùng bài.
Có những bài tôi viết, nhưng báo không đăng, nên đã gởi cho bạn bè. Ví dụ, năm ngoái tôi đi mổ mắt và kể lại chuyện này qua bài “Tôi đi mổ mắt”. Kể từ tâm trạng lo sợ như thế nào, chuyện được bảo hiểm ra sao, đến kỹ thuật mổ mắt hiện đại, rồi đến cả phong cách phục vụ của y tá và bác sĩ.
Kể hết, thành một bài dài, dịch luôn ra tiếng Anh. Không báo nào nhận đăng. Thì tôi cứ xem như đã kể một kỷ niệm, làm phóng sự về chuyện của mình, và gởi cho bạn bè đọc cho vui.
Tôi miêu tả tỉ mỉ: ngồi, nghe, nhớ rõ âm thanh xè xè của cái máy laser. Họ chích kim vô mắt, hút cái cườm ra tán v.v...
Các bạn lưu ý, khi viết phóng sự nên thêm chi tiết, màu sắc. Ví dụ: ngồi trong phòng mổ thì thấy phòng đó như thế nào; ông bác sĩ mặc đồ gì,…
Việc miêu tả chi tiết sẽ giúp bài của chúng ta sinh động, hay và xác thực hơn. Cứ mỗi tháng các bạn nên viết một bài ký sự, phóng sự. Làm dàn bài gửi tôi xem trước để được hướng dẫn. Ai đồng ý thì tôi tình nguyện giúp, không đòi hỏi chi hết, đừng ngại. Nhưng mà phải chịu bị phê bình theo kiểu chuyện chi nói lẹ ra đi. Vậy thôi.
Anh Trần Hồng Phúc, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Kiên Giang, và giảng viên.
Vài nét về giảng viên
Nhà báo Ngọc Trân là cố vấn biên tập tạp chí Nhịp cầu Đầu tư, giảng viên thỉnh giảng Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ông cũng thường xuyên được các hội nhà báo mời thực hiện các lớp viết tin thời sự, viết bài kinh tế, kỹ thuật phóng sự, nghiệp vụ biên tập ...
Ông từng làm việc cho báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn; tu nghiệp tại Đại học Báo chí Lille và thực tập ở nhật báo Ouest France. Ông được Hội Nhà báo TP.HCM trao giải nhất Phóng sự - Điều tra; Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng Huy chương vì Sự nghiệp Báo chí.
Sách sắp xuất bản:
Nghiệp vụ Biên tập
Tường thuật Kinh tế - Thương mại
Sách đang biên soạn:
Phóng sự kiểu Tây
Viết lách dành cho Mọi người
Nhiếp ảnh và Xử lý Ảnh
báo chí (cùng phóng viên
ảnh Hoàng Thạch Vân)
Liên lạc với giảng viên qua
ngngoctran@gmail. com hoặc