Một số nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng lao động của Công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN (Trang 27 - 32)

năm 1999 và thiếu 12 lao động năm 2000.

Chỉ tiêu lợi nhuận trên 1đ tiền lương năm 2000 giảm so với năm 1999 là 0,414% điều này chứng tỏ việc sử dụng quỹ lương chưa có hiệu quả

c. Hiệu quả sử dụng lao động ở dịch vụ bổ sung

Dịch vụ bổ sung là một mảng không thể thiếu được đối với bất kỳ một khách sạn nào. Mở rộng các dịch vụ bổ sung không những kéo dài thời gian lưu trú của khách mà còn làm tăng doanh thu cho khách sạn. Khách sạn Kim Liên là một trong những khách sạn có nhiều các dịch vụ bổ sung như dịch vụ bể bơi, dịch vụ thuê hội trường, Karaokê, tennis, giặt là …

Bảng 14: Hiệu quả sử dụng lao động ở mảng dịch vụ bổ sung

Các chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2000/1999 (%) 1. Doanh thu dịch vụ bổ sung Triệu đồng 4.736 6.496 37,45

2. Số lao động Người 30 40 33,33

3. Chi phí lương Triệu đồng 816,67 1013,21 24,15. Năng suất lao động BQ Triệu 5. Năng suất lao động BQ Triệu

đồng/người

157,5 162,4 3,116. Lợi nhuận Triệu đồng 449,1 390 -13,16 6. Lợi nhuận Triệu đồng 449,1 390 -13,16

7. LN/CP lương 1000đ 0,55 0,3849 -30

8. Doanh thu/1đ tiền lương 1000đ 5,78 6,411 10,9

Nếu so sánh cả 3 bộ phận dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả (doanh thu/ lương , lợi nhuận / lương, doanh thu/ số lượng lao động) thì dịch vụ bổ sung sử dụng lao động có hiệu quả nhất. Vậy cần tăng cường dịch vụ bổ sung để phân bổ lực lượng lao động cho hợp lý, sau đó đến bộ phận ăn uống, còn bộ phận buồng sử dụng lao động chưa hiệu quả. Tuy nhiên nếu xét trong tình hình hiện nay thì đó là một cố gắng tích cực của khách sạn.

3. Một số nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Công ty

3.1. Phân công, sắp xếp lao động tại các bộ phận

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn, lao động được phân thành các tổ, trong các tổ lại có sự phân công theo ca làm việc, cụ thể như sau:

Ca 1: từ 6 giờ 30 - 14 giờ 30 Ca 2: từ 14 giờ 30 - 22 giờ 30 Ca 3: từ 22 giờ 30 - 6 giờ 30

Thông thường các ngày có từ 2-4 người làm việc tuỳ vào mật độ khách trong ngày mà tổ trưởng điều động số nhân viên cho phù hợp. Riêng ca 3 chỉ có từ 1-2 người. Mỗi ca họ đều phải đảm nhiệm tất cả các công việc như: nhận đặt chỗ, nhận đáp ứng các yêu cầu của khách sạn đó báo cho các bộ phận như bàn, bếp, đưa chìa khoá cho khách khi khách lên phòng và nhận lại chìa khoá khi khách rời khỏi khách sạn, tiến hành thanh toán.

- Tại bộ phận buồng: Ca 1: từ 6 h - 14 h Ca 2: từ 14 h - 22 h Ca 3: từ 22 h - 6 h

Chủ yếu nhân viên tổ buồng làm việc ở ca 1 và ca 2 cho nên thời gian này số lượng lao động của tổ là đông nhất 70 người (cho 2 khách sạn Kim Liên I và II). Ca 3 thường 10 người. Tổ trưởng tổ buồng và các nhân viên còn lại làm việc theo giờ hành chính. Như vậy so với các bộ phận khác trong Công ty thì thời gian làm việc của tổ buồng ít hơn rất nhiều. Đây là điều hợp lý với tính chất công việc ở bộ phận này bởi vì họ chỉ được phép làm vệ sinh khi khách đi vắng hoặc trả phòng vào buổi sáng hay chiều.

- Tại bộ phận phục vụ ăn uống:

+ Tổ bàn: Thời gian làm việc của tổ bàn là khớp với tổ bếp. Thường chia làm 2 ca:

Ca 1: 6h - 14h Ca 2: 14h - 22h

Trung bình 1 ca có 20 người làm việc liên tục, người nào trực đêm sẽ được nghỉ ngày hôm sau. Thông thường bếp trưởng làm theo giờ hành chính những lúc đông khách có thể ở lại đến cuối ca sau. Trong những ngày có tiệc

lớn việc tổ chức lao động cũng thay đổi theo sự sắp xếp của giám đốc bộ phận và bếp trưởng hoặc tổ trưởng.

- Tại tổ bảo vệ: Số lao động ở tổ này phân làm 3 ca, mỗi ca 7 người. Ca 1: từ 6h - 14h

Ca 2: 14h - 22h

Ca 3: từ 22h - 6h sáng hôm sau

- Tại đội tu sửa: nhân viên làm theo giờ hành chính

Tóm lại thời gian làm việc của các bộ phận trong Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên như vậy là hợp lý, tuy nhiên đối với bộ phận làm việc theo ca thì thời gian làm việc ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công việc. Mặt khác, Công ty cần phải ưu tiên và có chế độ khuyến khích lao động nữ khi họ phải làm ca đêm, làm sao cho họ cảm thấy thoải mái yêu thích công việc của mình, có như vậy chất lượng phục vụ và hiệu quả sử dụng lao động mới cao.

3.2. Vấn đề trả lương tại Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và có thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong khách sạn.

Để đánh giá việc trả lương, hình thức trả lương của Công ty ta xét công thức sau đây:

Tiền lương thực tế = Tiền lương cơ bản + Tiền thưởng Trong đó:

Tiền lương cơ bản: Thời gian làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương trung bình x Hệ số cấp bậc

Tiền thưởng = Tiền lương bình quân một lao động x Hệ số xếp loại

Hệ số xếp loại ở đây dựa vào năng suất của người lao động, mức độ hoàn thành công việc (ngày công thực tế và bình bầu ở tổ). Với biện pháp áp dụng hệ số xếp loại lương cán bộ công nhân viên đã kích thích người lao động có ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình làm việc nghiêm túc, phát huy năng lực của mình.

Năm Tổng lao động Tổng doanh thu Tổng chi lương (Tr.đ) Tổng lương/doanh thu (%) Tiền lương bình quân (đồng/tháng) 1998 375 26822 3961,9 14,77 1.020.000 1999 439 33771,493 4312,6 12,77 1.263.000 2000 448 40366,000 4532,5 11,23 1.300.000

3.3. Vấn đề khen thưởng kỷ luật

Hầu hết các khách sạn đều có quy định về hình thức khen thưởng hay kỷ luật riêng. Trong quản lý lao động, ngoài các biện pháp hành chính mang tính chất bắt buộc, người lao động tuân theo những nội dung kỹ thuật lao động. Ngoài ra, còn có hình thức khen thưởng bằng vật chất để khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn góp phần nâng cao năng suất lao động.

- Ở chế độ khen thưởng tại khách sạn Kim Liên, ngoài việc căn cứ vào lượng khách, hoàn thành kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận, khách sạn Kim Liên còn có chế độ khen thưởng đột xuất thưởng cho các nhân viên có sáng kiến cải tiến lao động, nâng cao năng suất lao động những nhân viên làm việc tốt sẽ được khen ngợi... Những khoản thưởng này trích ra từ quỹ khen thưởng, tuy nhiên không nhiều nhưng có tác dụng hết sức to lớn trong việc khuyến khích người lao động làm việc tốt.

Tóm lại các hình thức khen thưởng và kỷ luật chỉ nhằm mục đích khuyến khích người lao động làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, phát huy được năng lực của mình và được đãi ngộ tương xứng với kết quả lao động của họ.

3.4. Vấn đề tuyển chọn đào tạo a) Vấn đề tuyển chọn

Do yêu cầu chuyên môn hoá cao trong lao động tại các bộ phận (tính chuyên môn hoá của lao động khách sạn du lịch là nguyên nhân làm cho một số hoạt động phục vụ độc lập với nhau) đòi hỏi công tác tuyển chọn lao động trong kinh doanh khách sạn phải đảm bảo đúng ngành nghề, yêu cầu chuyên môn mà các bộ phận đặt ra. Do đó, công tác tuyển chọn và sử dụng lao động ở

các bộ phận khác nhau được sắp xếp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả lao động trong khách sạn.

Hoà nhập vào cơ chế thị trường Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên có rất nhiều đổi mới trong cách thức quản lý trong đó có công tác tuyển chọn lao động. Lao động được chọn vào công ty chủ yếu là hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng ở đây thường theo cách thức sau:

Trước hết ký 1 hợp đồng ngắn hạn, sau một thời gian làm việc hết hợp đồng cũ, xét thấy người được tuyển dụng có năng lực thì Công ty sẽ ký kết hợp đồng dài hạn. Sự đổi mới trong hình thức tuyển dụng lao động đã là một tiến bộ. Sự tiến bộ này giúp nâng cao một cách đáng kể chất lượng đội ngũ lao động trong Công ty bởi vì nó giúp cho Công ty lựa chọn được những người có đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng nhu cầu công việc. Song, nhiều khi tuyển dụng công việc dưới hình thức hợp đồng có những hạn chế nhất định liệu khách sạn có "giữ chân" được nhiều cán bộ công nhân viên ưu tú không. Vô hình chung Công ty chỉ là nơi đào tạo họ, là "bàn đạp" những người này hướng tới một điều kiện tốt hơn. Vì vậy, bên cạnh vấn đề tuyển dụng, vấn đề khuyến khích và đãi ngộ là một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhằm đạt tới mục đích chất lượng nguồn nhân lực.

Về phương pháp tuyển dụng: Đối với các bộ phận khác nhau thì áp dụng các phương pháp khác nhau. Hầu hết lao động ở bộ phận lễ tân được tuyển dụng qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Đây là một phương pháp hiện đại và khá có hiệu quả, được các Công ty và các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi hiện đại. Công ty đã có biện pháp tích cực để thu hút các lao động có chất lượng cao như liên hệ với các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch nhận người thực tập, nếu thấy được việc có thể nhận vào làm việc.

b) Công tác đào tạo

Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên là hoạt động đầu tư đem lại lợi ích to lớn và lâu dài nhất, ý thức được điều này nên Công ty khách sạn du lịch Kim Liên từ lâu đã chú trọng tới công tác đào tạo lao động. Khi mới thành lập, nhân viên trong khách sạn chưa được tuyển chọn kỹ càng, chưa có nghiệp vụ chuyên môn cao. Vấn đề đặt ra đối với Công ty và nhà điều hành là phải làm

sao để có được một đội ngũ lao động phù hợp với tình hình mới mà vẫn đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Giải pháp duy nhất hợp lý mà Công ty đã chọn là: đào tạo lại là chính và tuyển chọn bổ sung nếu thấy cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, Công ty không ngừng tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của mình. Công ty đã mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn tại Công ty để 100% cán bộ nhân viên cần học có thể tham gia như: Lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lễ tân, phục vụ bàn, sử dụng máy tính trong quản lý...

Mặt khác Công ty vẫn tiếp tục tổ chức cho nhân viên nhiều đợt tham quan học tập nghiệp vụ trong nước và ngoài nước. Song, để đáp ứng yêu cầu của thị trường thì Công ty cần phải tiếp tục đầu tư thêm và đầu tư phù hợp hơn nữa, đặc biệt trình độ ngoại ngữ nhân viên khách sạn còn chưa cao. Vì vậy Công ty đã mở các lớp ngoại ngữ ngay tại Công ty để có thể theo dõi quá trình học tập của nhân viên.

Công ty đã cử ra một số nhân viên có trình độ ngoại ngữ ở bộ phận lễ tân dạy cho các bộ phận khác, thường xuyên tổ chức kiểm tra để đánh giá lực học của nhân viên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN (Trang 27 - 32)