Báo cáo tài chính không minh bạch: khi thẩm định dự án cán bộ tín dụng
phân tích và đánh giá khách hàng thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp song những báo cáo này không được kiểm toán, do vậy độ chính xác không cao gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay.
Sự không tôn trọng và thiếu hiểu biết về pháp luật của doanh nghiệp: Sự
thiếu hiểu biết về pháp luật có thể đẩy doanh nghiệp tới trình trạng thua lỗ hoặc phá sản, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đôi khi một số doanh nghiệp mặc dù nắm vững luật kinh tế nhưng vẫn cố tình vi phạm như kinh doanh mặt hàng phi pháp, trốn thuế... khi bị pháp luật phát hiện sẽ bị ngừng hoạt động gây thiệt hại cho ngân hàng.
Việc vay mượn giữa các doanh nghiệp không sòng phẳng, xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, thanh toán chậm hoặc không trả vốn giữa các doanh nghiệp với nhau, điều này ảnh hưởng tới kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Các doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng vốn không đúng, dùng vốn lưu động vào đầu tư tài sản cố định, thiết bị sản xuất... hoạt động luân chuyển vốn không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh toán và không thể trả nợ ngân hàng.
Kinh doanh thua lỗ do sự biến động của thị trường làm phát sinh nợ quá hạn. Chi nhánh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vay là
khá nhiều, khi tỷ giá ngoại tệ/VNĐ thay đổi sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với các doanh nghiệp, nếu ảnh hưởng là xấu thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ dẫn đến không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng làm phát sinh nợ quá hạn.
Năng lực kinh doanh, khả năng quản lý của người điều hành là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu người điều hành không sáng suốt có thể đưa ra những quyết định sai lầm trong chiến lược kinh doanh, lựa chọn ngành nghề không phù hợp... dẫn đến làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp quản lý nhân sự không tốt sẽ giảm hiệu quả và năng suất lao động, giảm khả năng cạnh tranh và doanh nghiệp khó có thể đứng vững, dễ lâm vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, ngân hàng khó có thể thu hồi đủ nợ.
Do tư cách và phẩm chất của một số khách hàng là không tốt: họ cố ý lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng, trường hợp này ngân hàng rất khó thu hồi được tiền cho vay.
Nguyên nhân bất khả kháng: xảy ra bất ngờ thường là do thiên tai, hoả hoạn... rủi ro nó gây ra thường rất lớn song doanh nghiệp và ngân hàng khó có thể kiểm soát và khống chế được. Biện pháp duy nhất để hạn chế thiệt hại là ngân hàng bắt doanh nghiệp mua bảo hiểm để giảm bớt phần nào thiệt hại.
Công cụ pháp luật để giải quyết những khoản nợ chay ì, nợ xấu chưa được
khi đưa những quan hệ tín dụng ngân hàng (chủ nợ)- khách hàng (con nợ) ra trước pháp luật để tố tụng.
Môi trường tài chính chưa minh bạch: đây là yếu tố tác động tiêu cực tới
hoạt động tín dụng. Do thị trường tài chính trong nước chưa phát triển, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, phần lớn các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán chưa có ý thức trong việc minh bạch tài chính. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá đúng năng lực tài chính của khách hàng.
Hành lang pháp lý chưa đồng bộ và phù hợp cũng là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vấn đề cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm
đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo Luật các tổ chức tín dụng còn có nhiều điều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Hơn nữa, luật đất đai sửa đổi gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xem xét và đánh giá chính xác giá trị của tài sản thế chấp này. Môi trường pháp lý không đầy đủ và thường xuyên thay đổi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Chính sách vĩ mô của Chính phủ thay đổi cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như sự thay đổi trong chính sách liên quan đến xuất
nhập khẩu, sự thay đổi về hàng rào thuế quan... có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn và không thể thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng.
Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng có thể do khách quan hoặc chủ quan nhưng dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì ngân hàng cũng phải tìm mọi cách để khắc phục và làm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.