Từ “rõ ràng” trong câu văn “Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?

Một phần của tài liệu Bộ đề thi và đáp án văn 9 (Trang 26)

I TRĂC NGHỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9

9. Từ “rõ ràng” trong câu văn “Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?

a. Khởi ngữ b. Thành phần biệt lập tình thái

c. Thành phần biệt lập phụ chú d. Thành phần biệt lập cảm thán

10. Từ “ chúng” trong đoạn văn “ Ôi chao, có thể là…tâm trí tôi…”được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?

a. Bỗng chốc b. Một cơn mưa đá

c. Những cái đó d. Cả a,b,c

PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1(1đ) Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết:

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Hãy viết đoạn văn (5 câu) phân tích cảm xúc của nhà thơ về Bác. Câu 2(5đ)

Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn”

Hãy giải thích câu tục ngữ trên. Ngày nay nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó như thế nào?

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN THỊ TỐ LOAN

KIỂM TRA HỌC KỲ IIMÔN VĂN KHỐI 9 MÔN VĂN KHỐI 9 PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4đ) Mỗi câu đúng 0.4đ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

c c b c b a d c b c

PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1: Về nội dung (0,5đ)

- Trình bày được cảm xúc: Không gian, thời gian như ngừng lại => miêu tả sự yên tỉnh trang nghiêm và lòng thành kính của tác giả.

- Nỗi xức động ghi nhận bằng hình ảnh ẩn dụ trời xanh và động từ “nhói”=> tả sự hoá thân của Bác, và nỗi xúc động của nhà thơ.

- Về hình thức (0,5đ) đủ số câu - đoạn văn gọn có sự liên kết.

Câu 2: Bài làm văn * Yêu cầu về nội dung

- Giải thích được các hình ảnh nước, nguồn từ đó làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ: người được hưởng thụ, kế thừa những giá trị tinh thần vật chất quý báu của người trước phải biết trân trọng, ghi nhớ và đến đáp công ơn những lớp người đã làm nên các giá trị ấy.

- Dùng những hiểu biết của mình để nhận định và chứng minh được: Đạo lí tốt đẹp đó được kế thừa và phát huy trong đời sống xã hội ta ngày nay.

- Qua đó, thể hiện tình cảm thái độ của bản thân

* Về hình thức

- Vận dụng được phép lập luận giải thích chứng minh - Bố cục hợp lý, chặt chẽ, văn viết trong sáng mạch lạc

* Biểu diễn:

- Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên - viết có cảm xúc không mắc các lỗi thông thường - Điểm 4: Cơ bản đạt các yêu cầu nhất là các yêu cầu về nội dung- và lập luận rõ ràng. Có thể có vài sai sót nhỏ về lối diễn đạt.

- Điểm 3: Đạt trên mức trung bình

- Điểm 2,5:Cơ bản giải thích chứng minh được vấn đề, song có thể diễn đạt chưa tốt. - Điểm 1-2: Tuỳ theo mức độ còn lại

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm được gì. HẾT

Trường THCS Kim Đồng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Người ra: Ngô Thị Lệ Thanh Môn: Ngữ Văn - Khối 9

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, thời gian 15 phút)

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất, ghi chữ cái ở đầu câu đó vào giấy làm bài (ví dụ: 1A, 2B,...)

“Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.

-Gọi điện về đơn vị nhé !”

(Ngữ Văn 9, tập 2) 1/Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?

A-Lặng lẽ Sa Pa B-Những ngôi sao xa xôi C-Cố hương D-Bến quê

2/Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai?

A-Nho B-Chị Thao C-Tác giả D-Phương Định

3/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A-Tự sự B-Miêu tả C-Biểu cảm D-Nghị luận

4/Có bao nhiêu câu của đoạn trích có sử dụng thành phần phụ chú?

A-Một B-Hai C-Ba D-Bốn

5/Tác giả của tác phẩm có chứa đoạn trích trên?

A-Nguyễn Quang Sáng B-Nguyễn Thành Long C-Lê Minh Khuê D-Nguyễn Minh Châu

6/Từ gạch chân trong câu “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm.” là thành phần gì?

A-Khởi ngữ B-Thành phần biệt lập tình thái C-Thành phần biệt lập phụ chú D-Thành phần biệt lập cảm thán

7/Từ “lúng túng” thuộc loại từ nào trong các từ sau?

A-Từ ghép B-Từ láy C-Từ đơn D-Từ đơn đa âm tiết

8/Câu: “ Gọi điện về đơn vị nhé!” có thành phần biệt lập nào?

A-Thành phần tình thái B-Thành phần cảm thán C-Thành phần phụ chú D-Thành phần Gọi - Đáp

9/Nhân vật “Tôi” đã cảm nhận điều gì về chị Thao?

A-Đảm đang, tháo vát C-Lo lắng nhưng không biết hành động, xử trí như thế nào B-Vất vả, giản dị D-Tần tảo và chịu đựng hi sinh

10/Quan hệ giữa các vế trong câu ghép “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” là quan hệ gì?

A-Quan hệ nguyên nhân B-Quan hệ điều kiện C-Quan hệ tương phản D-Quan hệ nhượng bộ

Phần II: Tự luận (6 điểm, thời gian 75 phút)

Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

*****************************

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

1B, 2D, 3A, 4A, 5C, 6B, 7B, 8D, 9C, 10A

Phần II: Tự luận (6 điểm)

*Về nội dung: Một vài định hướng chính:

1/Mỗi khổ giãi bày một nỗi niềm riêng: Khổ một thể hiện niềm xúc động khi nhìn thấy hàng tre ở lăng Bác. Khổ hai giãi bày niềm thương tiếc, tôn kính của nhân dân dành cho Bác. Khổ ba là nỗi xúc động nghẹn ngào khi nhìn thấy Bác như đang trong giấc ngủ bình yên thanh thản ngàn đời. Khổ bốn là niềm dạt dào xúc động muốn được ở mãi bên Người.

2/Nét xuyên suốt toàn bài thơ “Viếng lăng Bác” là tình yêu thương, niềm tôn kính vô hạn đối với Bác. Đó không chỉ là tình cảm của tác giả mà còn của toàn thể miền Nam, toàn thể đất nước...

*Về nghệ thuật: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, xúc động, vừa thực vừa gợi nhiều liên tưởng. BIỂU ĐIỂM PHẦN TẬP LÀM VĂN:

-5-6: Vận dụng tốt kĩ năng về kiểu bài. Cảm nhận đúng hướng. Mạch lạc. Có chất văn. Vài lỗi diễn tả nhẹ.

-3-4: Vận dụng tương đối tốt kĩ năng kiểu bài, đảm bảo nội dung. Vài lỗi diễn đạt. -1-2: Sơ sài, tản mạn, tối nghĩa.

-0 : Chưa làm được gì.

******************************

Đơn vị :THCS Lê Lợi ĐỀ THI HỌC KÌ II GV : NGUYỄN THỊ LÀNH MÔN: NGỮ VĂN 9

THỜI GIAN : 90 Phút ( không kể thời gian giao đề) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm )

Đọc ba khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của

câu trả lời đúng nhất:

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ-NV9-Tập2)

Câu.1: Bài "Mùa xuân nho nhỏ "của tác giả nào?

A.Thanh Hải B. Chế Lan Viên C. Nguyễn Duy D. Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2: Bài "Mùa xuân nho nhỏ" ra đời trong hoàn cảnh nào?

A.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

C.Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng CNXH. D.Khi đất nước thống nhất.

Câu 3: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của tác giả trong bài thơ là:

A.Hình ảnh cành hoa B.Hình ảnh con chim hót C .Hình ảnh nốt nhạc trầm D.Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

"Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc"

A. Ẩn dụ ; B. Hoán dụ ; C. Điệp ngữ ; D. So sánh

Câu 5: Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp trong câu.

A. Đúng B. Sai

Câu 6: Hãy điền từ ngữ thích hợp vào dấu ba chấm của nhận xét sau:

Thế giới sáng tạo của em bé thật diệu kì. Ở trò chơi thứ nhất, em là ... Còn mẹ

là ... Ở trò chơi thứ hai, em đã hoá thành ...còn mẹ là... Tình mẫu tử quả là một thế giới lung linh, kì ảo, vĩnh hằng và bất diệt

( mây , trăng, sóng, bến bờ, sao, gió )

Câu7: Đọc mẫu đối thoại sau. Hãy chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó?

Giáo viên: - Bây giờ là mấy giờ rồi em? Học sinh: - Em xin lỗi thầy, em bị hỏng xe.

Nội dung của hàm ý: ...

Câu 8: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lýcủa các bước làm bài nghị luận.

A. Viết bài ; B. Tìm hiểu đề và tìm ý ; C .Đọc và chữa bài D. Lập dàn ý . ...

Câu 9: Câu nào sau đây là câu đặc biệt?

A. Tôi, một quả bom trên đồi. ; B. Vắng lặng đến phát sợ. C. Cây còn lại xơ xác. D. Đất nóng.

Câu 10: Phần gạch chân trong câu sau: "Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù

gì làm bằng da của một con dê." Là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ ; B .Cụm tính từ C . Cụm động từ ; D. Cụm chủ vị II PHẦN TỰ LUẬN : ( 6 Điểm )

Câu 1 : Chép khổ thơ cuối của bài thơ "Viếng lăng Bác" ( 2 điểm )

Câu 2 : (Phần tập làm văn )

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm " Lặng lẽ sa pa " Của Nguyễn Thành Long ( 4 điểm )

HẾT

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMI.Phần trắc nghiệm: (4đ) I.Phần trắc nghiệm: (4đ)

Câu 1:Chọn A; Câu 2:Chọn D; Câu 3:Chọn D; Câu 4:Chọn C; Câu 5:Chọn B; Câu 10:Chọn A(Mỗi câu đúng 0,25đ)

Câu 6:Điền theo thứ tự: Mây, trăng, sóng, bến bờ(Mỗi từ đúng được 0,25đ) Câu 7: Nội dung của hàm ý là: Sao em lại đi học muộn vậy?(0,5đ)

Câu có chứa hàm ý là câu hỏi của thầy(0,5đ)

Câu 8: A-B-D-C (0,5đ) Câu 9:Chọn B(0,5đ) II.Phần tự luận: (6đ)

Câu1(2đ): Học sinh chép đúng ngyên văn đoạn thơ, nếu sai hai lỗi chính tả -0,25đ Câu 2:Yêu cầu về mặt nội dung:

-Học sinh phải nêu được các ý sau :

+ Hoàn cảnh sống và làm việc : Một mình trên đỉnh núi cao, công việc " đo gió, đo mưa, đo nắng " dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, chiến đấu . Công việc đòi hỏi phải tỉ mĩ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao .

+ Có ý thức về công việc và lòng yêu nghề .

+ Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động .

+ Anh có nét tính cách và phẩm chất đáng mến : Sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm người người khác . Ngoài ra anh còn là người khiêm tốn thành thật .

Yêu cầu về mặt hình thức :

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục .

0 –1 Điểm Bài làm quá sơ sài không thể hiện được nội dung yêu cầu đề hoặc có ý nhưng rất sơ sai 2 điểm có hiểu đề nhưng bài làm chưa sâu , chưa nêu nhiều dẫn chứng .bài làm sai quá ba lỗi diễn đạt hoặc chính tả

3 điểm bài làm có ý một số chỗ có phân tích nhưng chưa sâu sắc . Còn sai vài lỗi chính tả hoặc diễn đạt

4 điểm : bài làm hay súc tích thuyết phục . Không sai lỗi chính tả và diễn đạt .

Một phần của tài liệu Bộ đề thi và đáp án văn 9 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w