Số lượng những người tham gia thị trường lớn

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Hình 2.2: Sản lượng xuất khẩu cà phê từ năm 2000 đến nay (ngàn tấn)

2.2.4.1. Số lượng những người tham gia thị trường lớn

Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với dân số hơn 85 triệu người trong đó có gần 70% dân số ở nông thôn. Sản phẩm trong nông nghiệp không được sản xuất tập trung, với số lượng nhỏ nên số lượng người có nhu cầu tham gia trên thị trường là rất lớn. Một đặc tính của xản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ nên tình trạng cung

vượt cầu vào thời kỳ thu hoạch đã dẫn tới giá cả sụt giảm trên thị trường tiêu thụ. Để tránh các rủi ro người sản xuất có thể bán sản phẩm của mình trước khi vận chuyển đến thị trường kể cả giá có thể thấp hơn so với giá dự kiến khi được đưa đến thị trường tiêu thụ. Cho nên thay vì đưa hàng để tiêu thụ người sản xuất sẽ thỏa thuận với người mua để “bán trước” nông sản của mình. Người bán và người mua sẽ thỏa thuận với nhau về việc mua bán giao hàng và nhận tiền trong tương lai. Thêm vào đó Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển sản xuất với quy mô lớn thông qua việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại, hiện Việt Nam có khoảng hơn 110 nghìn trang trại nông nghiệp trên khắp cả nước hay việc hình thành các hợp tác xã nông nghiệp nhằm liên kết các hộ nông dân vẫn là một xu hướng khá phổ biến. Tuy nhiên, những người sản xuất nông nghiệp Việt Nam không ai đủ khả năng điều tiết thị trường hàng hóa nông sản, nên cần thiết phải có một thị trường giao dịch đủ mạnh để góp phần chắp nối thành công những người sản xuất với người tiêu dùng và những người sản xuất với nhau.

Hơn nữa Việt Nam có nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và xuất khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong thời gian tới do những nỗ lực tìm kiếm thị trường, cải tiến chất lượng hàng hóa, tìm chọn khách hàng và quảng bá sản phẩm…của các doanh nghiệp cũng như chính sách thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ. Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng như thứ hai về mặt hàng gạo, cà phê, thứ nhất về mặt hàng hạt điều và hạt tiêu…và rất nhiều những mặt hàng với khối lượng xuất khẩu lớn như dầu mỏ, than đá, cao su tự nhiên, hàng thủy sản, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ…và thị trường xuất khẩu rộng khắp thế giới. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có khả năng ảnh hưởng tới giá cả của toàn thế giới. Do đó, số lượng những nhà nhập khẩu sẽ là một trong những chủ thế quan trọng của sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã có những điều kiện rất tốt để tham gia vào hoạt động kinh doanh, thương mại ở tầm khu vực và quốc tế. Điều đó xuất phát từ chính những quan điểm đổi mới, đường lối chính sách phù hợp và thông thoáng trong phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Bên cạnh các phương thức thương mại truyền thống đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh khác nữa, trong đó có việc sử dụng sàn giao dịch hàng hóa và giao dịch hàng hóa giao sau. Chính vì hoạt động kinh

doanh quốc tế mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức rủi ro. Nếu không thực hiện đúng hợp đồng, hay đưa ra các quyết định không đúng có thể gây những khỏan thiệt hại khổng lồ cho cá nhân doanh nghiệp và cho quốc gia. Trước thực tế đó thì sở giao dịch hàng hóa và các công cụ mà nó cung cấp mở ra như một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w