Phép đạc tam giác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp ghép ảnh (Trang 40)

Phép đạc tam giác là quá trình chia các đa giác lồi chứa N điểm riêng biệt thành các vùng tam giác. Người ta nối các điểm điều khiển lân cận bằng các đoạn thẳng không cắt nhau. Mặc dù có nhiều cấu hình có thể có nhưng chỉ xét tới các cấu hình mà các điểm nằm trong tam giác gần với ba đỉnh của nó hơn là các đỉnh của tam giác khác. Như vậy chúng ta tránh được các tam giác có góc nhọn và cạnh dài và tam giác thu được gọi là tam giác tối ưu. Người ta chỉ sử dụng các điểm điều khiển lân cận để tính toán các mặt như sau.

Lawson đã đưa ra một vài tiêu chuẩn cho các tam giác tối ưu thu được từ các điểm dữ liệu đã cho như sau:

1. Tiêu chuẩn max-min: Với mỗi hình tứ giác tuỳ ý trong tập các tam giác, chọn ra tập hai tam giác trong tứ giác đó có các góc bên trong là nhỏ nhất.

2. Tiêu chuẩn đường tròn: Với mỗi hình tứ giác trong tập các tam giác, vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của nó. Nếu đỉnh thứ tư nằm ngoài đường tròn thì chia tứ giác này thành hai tam giác bằng cách vẽ đường chéo nối hai đỉnh mà không phải là đỉnh thứ tư này.

3. Tiêu chuân vùng Thessian: Với mỗi hình tứ giác trong tập các tam giác, xây dựng vùng Thessian. Nó là kết quả của giao các đường phân giác vuông góc của các cạnh của hình tứ giác. Nó giúp ta tạo ra các vùng quanh điểm điều khiển P mà các điểm trong vùng này gần với P hơn là với các điểm khác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp ghép ảnh (Trang 40)