Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và giải pháp công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình (Trang 63)

- Điều tra, đánh giá hiện trạng rác thái sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản,

4.4.2.Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.

4.4.2.1. Tái chế tái sử dụng.

Các thành phần chất thải rắn có thể tái chế được như kim loại, nhựa cứng, nilon, giấy, cáctông…phân loại và thu gom để bán cho các cơ sở tái chế.

Chất thải nguy hại như thu gom và xử lý theo quy trình riêng một cách triệt để. Ngoài ra các chất thải có thể tận dụng lại được thì nên tận dụng để hạn chế thải ra môi trường. Gỗ vụn đò dùng bằng gỗ có thể đem đi làm chất đốt, các loại betong vụn, gạch vụn có thể dùng để san nền, san lấp mặt bằng.

4.4.2.2. Xử lý chất thải bằng phương pháp vi sinh vật.

Ưu điểm: Rẻ tiền, tận sụng được phần mùn rác làm phân bón.

Nhược điểm: Thời gian xử lý lâu hơn, thường chứa nhiều tạp chất vô cơ nên không xử lý triệt để được.

Rác sau khi được ủ lên men ở nhiệt độ cao được chuyển vào nhà ủ chín. Quá trình này diễn ra trong thời gian 1 tuần lễ đến một tháng.

4.4.2.3. Xử lý rác bằng phương pháp đốt.

Đây là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxi hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxi trong không khí. Trong đó các chất độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chấy khí được làm sạch thoát ra ngoài không khí.

Đây là phương pháp tốn kém cần cân nhác kĩ khi tiến hành áp dụng, nhưng nó có một số ưu điểm rất tốt mà các phương pháp khác không làm được:

+ Xử lý triệt các chỉ tiêu ô nhiễm.

+ cho phép xử lý để toàn bộ chất thải mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp.

* Nhược điểm

+ Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao.

+ Gía đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.

4.4.2.4. Phương pháp chôn lấp.

Đây là phương pháp phổ biến và cho chi phí xử lý thấp nhất, phương pháp này phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam nói chung và thị trấn Vụ Bản nói riêng. Khi lựa chọn bãi chôn lấp chúng ta cần chú ý một số yếu tố sau:

- Quy mô bãi: Phụ thuộc vào quy mô đô thị như dân số, số lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải…Dưới đây là bảng phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.

Bảng 4.17. Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị

Loại bãi Dân số đô thị hiện tại Lượng rác Diện tích bãi

Nhỏ <100.000 20.000 tấn/năm <10 ha Vừa 100.000 đến 300.000 65.000 tấn/năm 10 – 30 ha Lớn 300.000 đến 1.000.000 200.000 tấn/năm 30 – 50 ha Rất lớn >1.000.000 >200.000 tấn/năm >50 ha

(Nguồn: theo thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT – BCD)

-Vị trí bãi chôn lấp:

+ Bãi chôn lấp phải gần nơi phát sinh chất thải, nhưng lại có khoảng cách thích hợp với khu dân cư gần nhất.

+ Địa điểm bãi rác cần phải xa các sân bay, là nơi có các khu đất trống không có tính kinh tế không cao.

+ Bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách các nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước sử dụng cho công nghệ thực phẩm ít nhất 1000m.

+ Các bãi chôn lấp không đặt ở những nơi ngập lụt.

+ Khu vực đặt bãi chôn lấp nên có lớp đá nền chắc, đồng nhất tránh khu vực đá vôi và những vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ rạn nứt, không có nguồn nước ngầm, và có hàng rào ngăn cách với bên ngoài.

Ngoài ra cũng cần phải xem xét đến những khía cạnh về môi trường khả năng gây ô nhiễm nước, tạo một số vật chủ trung gian gây bệnh, cũng như chúng ta cần chú ý về mặt kinh tế, cố gắng giảm mọi chi phí để đạt được yêu cầu về vốn đầu tư lý nhưng không giảm nhẹ lợi ích cộng đồng và hiệu quả xã hội.

Từ thực tiễn và sự hiểu biết về bãi chôn lấp, em có đề xuất một mô hình bãi chôn lấp rác (6ha) tại xóm Cóc xã Bình Hẻm cách trung tâm thị trấn Vụ Bản 1km. Đây là một nơi rất tốt và thuận lợi cho quá trình vận chuyển rác từ nơi phát

sinh đến nơi xử lý cuối cùng, nó đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật của bãi chôn lấp như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Gần nơi phát sinh rác thải, có khoảng cách thích hợp với dân cư nhất. + Là khu đất trống vắng, không có tính kinh tế.

+ Cách các nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, không có nước ngầm đi qua.

+ Đường đi từ nơi phát sinh rác thải đến nơi xử lý cuối cùng (chôn lấp) có đường đi rất thuận lợi không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển rác.

+ Bãi chôn lấp có vùng đệm rất dày có rất nhiều cây cối xung quanh bãi rác và có xây tường ngăn cách bên ngoài.

+ Với diện tích rộng 6ha, bãi rác có thể sử dụng được 8 năm trở lên.

+ Đảm bảo về mạt môi trường cũng như mặt kinh tế xã hội của thị trấn mà không ảnh hưởng tới đời sống của người dân xóm Cóc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và giải pháp công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình (Trang 63)