Một số nghiên cứu về việc vận dụng Bộ ba bất khả thi trong việc điều hành nền kinh tế ở Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC (Trang 25)

III. Một số nghiên cứu về việc vận dụng Bộ ba bất khả thi trong việc điều hành nền kinh tế ở Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam.

1. Một số nghiên cứu về việc vận dụng Bộ ba bất khả thi trong việc điều hành nền kinh tế ở Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam

điều hành nền kinh tế ở Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam

Trung Quốc là một quốc gia điển hình về việc vận dụng bộ ba bất khả thi trong việc điều hành nền kinh tế. Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, từ một nước đóng cửa hoàn toàn với chính sách tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ độc lập, Trung Quốc đã từng bước mở cửa để dòng vốn tự do đổ vào. Về ổn định tỷ giá, chính sách tỷ giá của Trung Quốc gần như là cố định với việc luôn duy trì mức giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp so với đồng ngoại tệ. Tuy nhiên, theo thuyết “Bộ ba bất khả thi” của Mundell, chính phủ sẽ phải từ bỏ chính sách độc lập tiền tệ, như vậy chính phủ đã mất đi công cụ kiểm soát lạm phát cũng như công cụ điều hành lãi suất trong nước thay vì phụ thuộc vào lãi suất thế giới.

Việc áp dụng bộ ba bất khả thi ở Trung Quốc trong các giai đoạn:

1.1. Giai đoạn từ 1990-2001:

1.1.1.Kiểm soát dòng vốn đổ vào

Hạn chế đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước ra nước ngoài: đầu tư nước ngoài chỉ được mua cổ phiếu được định danh bằng đồng ngoại tệ chứ không được mua trái phiếu cũng như cổ phiếu được định danh bằng đồng nhân dân tệ. Điều này sẽ duy trì mức cung nội tệ trong nước nhằm ổn định lãi suất trong nước và theo đuổi mục tiêu lạm phát ổn định.

Hạn chế đầu tư nước ngoài trực tiếp: hoạt động đầu tư nước ngoài phải chịu sự kiểm soát và điều phối bởi Ủy ban kế hoạch Nhà nước.

Kiểm soát chặt chẽ đối với thủ tục phê chuẩn FDI. 1.1.2 Thực hiện duy trì tỷ giá cố định

Trước năm 1990, Trung Quốc theo đuổi chính sách điều chỉnh tỷ giá liên tục, đồng nhân dân tệ liên tục giảm giá nhằm kích thích tăng xuất khẩu, giảm

thâm hụt cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại hối, giúp đất nước thoát khỏi khung hoảng. Tuy nhiên, khi dự trữ ngoại hối tăng cũng đồng nghĩa rằng cung ngoại tệ trên tăng và làm nội tệ lên giá, làm cho xuất khẩu bất lợi và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì vậy, thực hiên ổn định tỷ giá sẽ khiến cho xuất khẩu gia tăng, lạm phát được duy trì ổn định hơn.

1.2. Giai đoạn từ 2001-nay và tác động của bộ ba bất khả thi tạiTrung Quốc thời kỳ mở cửa Trung Quốc thời kỳ mở cửa

1.2.1 Sự liên kết chặt chẽ giữa chế độ tỷ giá hối đoái và chế độ tự do tài khoản vốn

Việc duy trì một tỷ giá hối đoái cố định được thực hiện dựa trên nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc. Cụ thể, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phải mua 13,5 tỉ $ mỗi tháng ngoại tệ mỗi tháng trong năm 2003 và 17,3 tỉ $ mỗi tháng trong năm 2004-2005. Năm 2007, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 1530 tỉ $ và đến 6/2010, con số này là 2.454.275 tỉ $. Điều này chứng minh rõ cho việc duy trì tỉ giá cố định.

1.2.2 Sự đánh đổi giữa chế độ ổn định tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập Trong nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, dòng vốn đầu tư ồ ạt chảy vào, thì để ổn định nền kinh tế, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, NHTW phải giảm cung tiền và tăng lãi suất. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với vấn đề đánh đổi giữa ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ, vì:

Ổn định tỷ giá làm cung tiền tăng, trong khi độc lập tiền tệ làm cho cung tiền giảm trong nền kinh tế quá nóng

Năm 2003 2004 2005 2006

Đóng góp của dự trữ ngoại

hối đến cung tiền(tỉ NDT) 967,9 1710,6 1729,7 1972,2 Nguồn: Ước tính của Chen Yang Tung(2007)

Tính theo tỉ giá 8,28 NDT/USD Lạm phát tăng dần

Chỉ số CPI theo tháng tăng 6,6% trong năm 2003-2006, cho thấy xu hướng gia tăng lạm phát ở Trung Quốc và sự tương quan thuận giữa cung tiền và lạm phát. Sự gia tăng lạm phát của Trung Quốc đã trở thành vấn đề trong năm 2007-2008.

Ngày 3/12/2010, Trung Quốc đã ra quyết định thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ, chuyển sang chính sách tiền tệ thận trọng. Việc chuyển hướng cho thấy TQ đã đặt vấn đề kiềm chế lạm phát lên hàng đầu, sắp tới TQ có thể sẽ sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.

1.3. Hạn chế của việc vận dụng bộ 3 bất khả thi:

Lượng tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh khiến lượng vốn nội địa tăng cao, gây ra tình trạng thặng dư cán cân thương mại dẫn đến bùng phát thị trường bất động sản- nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản. Mặt khác, phần lớn nhất trong khối lượng dự trử ngoại hối tăng lên là từ FDI chứ không phải từ thặng dư thương mại. Do đó, đồng NDT bị đặt dưới áp lực tăng giá - xu hướng gia tăng lạm phát.

Kết luận: Trong tình hình hội nhập tài chính hiện nay, Trung Quốc không thể tránh khỏi sự đánh đổi trong bộ ba bất khả thi: giữa việc duy trì tỉ giá cố định với độc lập tiền tệ. Đây chính là bài học cho Việt Nam trong việc áp dụng 2

trong 3 chính sách của bộ ba bất khả thi, chứ không nên áp đặt việc áp dụng cả 3 chính sách vì điều đó là không thể.

Một phần của tài liệu SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w