Quy trình thông báo và thanh toánL/C hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 27)

Sơ đồ: Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Ngân hàng Công thương Nghệ An

(1) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C.

(2) Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho người xuất khẩu qua ngân hàng Công thương Nghệ An.

(3) Ngân hàng Công thương Nghệ An nhân L/C và sửa đổi L/C ( nếu có) cho người xuất khẩu khi đã được xác thực từ hội sở chính. (4) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng. (5) Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Công

thương Nghê An yêu cầu thanh toán.

(6) Ngân hàng Công thương Nghệ An sau khi kiểm tra bộ chứng từ thì gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

(8) Ngân hàng thanh toán chấp nhận thanh toán gửi cho Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam

Người xuất khẩu Ngân hàng CTHK Hội sở chính NHCTVN Người nhập khẩu Ngân hàng phát hành L/C (5) (9) (3) (8) (6) (2) (1) (7) (4)

Bảng Mức lệ phí thanh toán hàng xuất khẩu

Loại hình Lệ phí thanh toán

1.Thông báo L/C 15USD

2.Thông báo sửa đổi L/C 10USD

3.Thông báo chuyển tiếp L/C 10USD+ phí yêu cầu NH khác 4.Thanh toán L/C 0,075% giá trị L/C (10-120USD) 5.Xác nhận L/C NH đại lý phát hành 0,3% (tối thiểu là 30USD)

6.Chuyển nhượng L/C Chưa có dịch vụ

(Tài liệu hướng dẫn Quy chế và quy trình nghiệp vụ TTTM tạm thời áp dụng trong hệ thống INCAS của NHCHVN )

2.2.3.2.Thực trạng L/C xuất khẩu tại NHCT Nghệ An.

Song song với hoạt động thanh toán nhập khẩu thì Ngân hàng cũng luôn cố gắng phát triển thanh toán xuất khẩu. Nhưng trên thực tế lượng khách hàng mở L/C xuất khẩu qua ngân hàng chưa cao. Nguyên nhân chính là do khách hàng thường có thói quen giao dịch qua ngân hàng ngoại thương từ trước đến nay và ngân hàng này có truyền thống trong hoạt động xuất nhập khẩu. Để tìm hiểu thêm về hoạt động thanh toán L/C xuất tại NHCTNA ta hãy theo dõi bảng sau:

Giá trị thông báo L/C và thanh toán L/C xuất khẩu

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Thông báo L/C Thanh toánL/C Số lượng(món) Giá trị Số lượng (món) Giá trị 2005 4 3,9 4 3,9 2006 11 15 11 15 2007 14 37 14 37

Qua bảng trên ta thấy tình hình lượng L/C thông báo và thanh toán tại Ngân hàng tăng đều qua các năm từ 2005 đến 2007 Tuy nhiên giá trị tăng lên không đáng kể.

Số lượng thông báo qua Chi nhánh ngày càng tăng do mối quan hệ giữa Chi nhánh với các đơn vị được mở rộng, nhiều đơn vị thanh toán qua Ngân hàng với khối lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, do uy tín của NHCTVN được củng cố trên thị trường quốc tế, nên nhiều ngân hàng nước ngoài đã thông báo L/C qua hệ thống NHCT cho các đơn vị xuất khẩu Việt Nam.

Bước sang năm 2007 nhận thức được tầm quan trọng của công tác kinh doanh đối ngoại, Chi nhánh đã tích cực chủ động đẩy mạnh công tác thanh toán L/C xuất khẩu. Mặt khác, uy tín của Ngân hàng Công thương Nghệ An ngày càng được nâng lên trên tầm quốc tế. Do đó trong năm 2007 Ngân hàng đã thông báo được 4 món trị giá 3,9 tỷ đồng.

Năm 2007 Ngân hàng đã tiến hành thông báo L/C với tổng giá trị 37 tỷ đồng, thanh toán 37 L/C với tổng giá trị 37 tỷ đồng. Sở dĩ vậy vì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được phát triển mạnh mẽ và các nhà xuất khẩu cũng như các ngân hàng nước ngoài đã chủ động tìm đến Ngân hàng nhiều hơn do uy ín của Ngân hàng được nâng lên. Cũng như bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới như việc ký kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ, gia nhập WTO…. đã tạo thuận lợi trong hoạt động mở L/C xuất khẩu của Ngân hàng.

2.2.4. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

từ tại Ngân hàng Công thương Nghệ An.

- Rủi ro trong quá trình mở thư tín dụng:

Ngân hàng mở là ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán đối với phương thức trả ngay hoặc chấp nhận và thanh toán các hối phiếu trả chậm

cho người hưởng lợi nếu các chứng từ do người bán lập thoả mãn được tất cả các điều khoản và điều kiện của L/C. Chính vì tính chất thay mặt người mua cam kết trả tiền có điều kiện cho người bán để người bán tin tưởng và yên tâm giao hàng đã làm xuất hiện khả năng xẩy ra rủi ro đối với ngân hàng mở. Các rủi ro có thể do chính bản thân ngân hàng mở gây ra, nhưng phần nhiều là xuất phát từ phía nhà nhập khẩu – người xin mở L/C. Do ngân hàng không nắm được uy tín và khả năng thanh toán của họ hoặc do trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, thậm chí bị phá sản. Ngân hàng Công thương Nghệ An đã rặp phảI một số rủi ro sau:

- Rủi ro về tỷ giá:Khi nhập hàng, nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so vớ ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, đối với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thể tăng được, nhà nhập khẩu không muốn nhận hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xẩy ra đối với Ngân hàng mở. Và trường hợp này đã xảy ra với Ngân hàng Công thương Nghệ An dưới tác động của cuộc khủng khoảng khu vực như đã phân tích ở trên.

- Rủi ro do nhà nhập khẩu không thanh toán không đúng thời hạn:

Đây là một trng những rủi ro hay gặp tại Ngân hàng Công thương Nghệ An nhưng chỉ tồn tại ở một số khách hàng nhỏ.

- Rủi ro trong quá trình thông báo L/C: Trong quá trình thông báo L/C thì Ngân hàng Công thương Nghệ An chưa gặp phảI rủi ro nào do có sự kiểm tra từ Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và các Ngân hàng uy tín trong nước trước khi thông báo hoặc chấp nhận thông báo L/C cho người xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)