Mô hình 3 tầng

Một phần của tài liệu Phát triển mẫu thiết kế phần mềm và ứng dụng (Trang 108)

Ngày nay, đa phần các ứng dụng dựa trên mô hình 2-tầng Client/Server, trong đó tất cả mã lệnh về giao diện ngƣời dùng (UI), logic nghiệp vụ (Business logic) và truy cập dữ liệu (Data access) đƣợc viết “bên dƣới” tầng giao diện. Việc ứng dụng mô hình 2-tầng làm cho ngƣời phát triển ban đầu dễ triển khai và thời gian ngắn. Tuy nhiên có nhƣợc điểm là: khó thay đổi theo các nghiệp vụ khi chúng bị thay đổi do yêu cầu thực tế, khó bảo trì, tích hợp và không có khả năng kế thừa.

Để quản lý các thành phần hệ thống một cách độc lập, không ảnh hƣởng bởi các thay đổi, ngƣời ta nhóm những thành phần có cùng chức năng với nhau, phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm để công việc không bị chồng chéo và ảnh hƣởng lẫn nhau. Khi đó, ngƣời ta dùng kiến trúc đa tầng (hay nhiều tầng), mỗi tầng thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô hình 3-tầng do MicroSoft đề xuất là phổ biến nhất, gồm: tầng trình diễn PL (Presentation Layer), tầng nghiệp vụ BL (Business Layer) và tầng dữ liệu DL (Data Layer).

102

Mỗi tầng tƣơng ứng với một trong ba phần tử cần thiết trong một kiến trúc ứng dụng: tƣơng tác, thao tác và lƣu trữ. Cụ thể nhƣ sau:

 PL: giao tiếp với ngƣời dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả / dữ liệu thông qua các thành phần giao diện ngƣời dùng.

 BL: thao tác thông tin theo yêu cầu của bài toán và ngƣời sử dụng.

 DL: tổ chức lƣu trữ và truy xuất dữ liệu.

Các tầng này giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ mà mỗi tầng cung cấp để tạo nên ứng dụng. Tầng này không cần biết bên trong tầng kia làm gì mà chỉ quan tâm tầng kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó. Giao diện ngƣời dùng không gọi trực tiếp tầng DL và ngƣợc lại, vì lý do an toàn và các giao tác thƣờng đƣợc quản lý trong tầng BL. Tất cả các trao đổi với cơ sở dữ liệu phải thông qua giao diện dịch vụ trong tầng BL.

Một phần của tài liệu Phát triển mẫu thiết kế phần mềm và ứng dụng (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)