Phát hành trái phiếu quốc tế Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề 5-Thị trường trái phiếu quốc tế ở Việt Nam-tác động của thị trường này đối với sự phát trienr kinh tế Việt Nam (Trang 27)

• Hành lang pháp l{ cơ bản cho việc phát hành: Thông tư số 17/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/9/2013

• Hoàng Anh Gia Lai: doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế – Thời gian phát hành: tháng 5/2011 tại sở giao dịch chứng khoán Singapore .

Khối lượng phát hành: 90tr USD

– Trái phiếu doanh nghiệp của HAGL được Standard & Poor’s xếp hạng B (triển vọng tích cực), và Fitch xếp hạng B (triển vọng ổn định) và được huy động với trái suất hàng năm là 9,875%. Số trái phiếu trên có thời hạn 5 năm, và HAG sẽ trả trước một phần sau 3 năm. Khoản tiền vay sẽ được hoàn trả 20%/lần vào năm 2014; 20% vào năm 2015; và cuối cùng 60% vào năm 2016 khi trái phiếu đáo hạn. Credit Suisse là tổ chức bảo lãnh duy nhất.

– Mục đích của đợt phát hành trái phiếu này của HAHL là huy động nguồn vốn quốc tế để đảm bảo vốn và tiến độ của các dự án đầu tư trong và ngoài nước do một phần công ty khó tìm được các khoản vay lớn, nhất là các khoản dài hạn trong nước. HAGL dự định sử dụng số tiền ròng thu được từ việc phát hành trái phiếu này để đầu tư vào ngành thủy điện, cao su và bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Phát hành trái phiếu quốc tế Doanh nghiệp

Vietinbank: Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu quốc tế

– Thời gian phát hành: 17/5/2012, thời hạn 5 năm. Khối lượng: 250tr USD, lãi suất cố định 8,0%/năm. Hạn trả lãi 6 tháng/lần, vào ngày 17/5 và 17/11 hàng năm. Niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore.

– Loại trái phiếu: Trái phiếu thường, không chuyển đổi, không có bảo đảm.

– FITCH đã xếp hạng tín nhiệm dài hạn cho lô trái phiếu này của Vietinbank vào mức "B" và xếp hạng phục hồi ở mức "RR4". Trong lô trái phiếu được phát

hành, 40% phân phối cho các nhà đầu tư châu Á, 37% cho các nhà đầu tư châu Âu và 23% phân phối cho các nhà đầu tư Mỹ..

– Mục tiêu của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Vietinbank không chỉ để đa dạng hóa kênh huy động vốn, giúp quảng bá thương hiệu, hội nhập với thị trường quốc tế mà còn tạo tiền đề cho các đợt huy động vốn sau này của VietinBank nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

– Việc huy động vốn này của Vietinbank chưa hẳn là thành công vì mức lãi suất coupon của trái phiếu VietinBank. 8% / năm, so ra, vẫn là quá cao so với mức lãi suất huy động ngoại tệ ngắn hạn đang được ấn định tại thị trường tín dụng nội địa chỉ 2%/năm

Phát hành trái phiếu quốc tế Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề 5-Thị trường trái phiếu quốc tế ở Việt Nam-tác động của thị trường này đối với sự phát trienr kinh tế Việt Nam (Trang 27)