- Nhấn nút [Thêm vào đơn hàng] để thêm bố cáo vào đơn hàng Để mở đơn hàng, nhấn
9. Câu hỏi tình huống:
Câu 1: Bí mật kinh doanh có được xem là tài sản góp góp hay không?
Trả lời: Được vì Theo Điều 5 - NĐ 102: Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.
Theo 4 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 2: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp được ban
hành các quy định về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình không? tại sao?
Trả lời: Sai vì theo Khoản 4 Điều 5 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình vì Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ, Nhà nước phải đảm bảo sự công bằng để cân bằng lợi ích của các doanh nghiệp.
Câu 3: Anh Nguyễn Văn Nam muốn hợp tác kinh doanh vời Công ty TNHH An Bình để đầu tư
xây dựng hàng loạt nhà cao tầng để cho thuê hoặc sử dụng làm nơi anh kinh doanh karaoke. Bạn hãy tư vấn cho anh Nam cần phải chuẩn bị những gì để thực hiện hoạt động trên?
Câu 4: Ông A đến Phòng Đăng Ký Kinh Doanh thuộc Sở Kế Hoạch Đầu Tư xin cấp phép thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn ABC có trụ sở tại chính ngôi nhà ông A sinh sống. Phòng Đăng Ký Kinh Doanh xem qua hồ sơ và yêu cầu ông A bổ sung bản sao giấy tờ nhả đất của ông A. Phòng Đăng Ký Kinh Doanh yêu cầu như vậy là đúng hay sai?
Câu 5: Cuối năm 2011, ông A (quốc tịch VN, cư trú tại TP.HCM), bà B (quốc tịch Mỹ) và công
ty TNHH Một thành viên ABC có trụ sở tại Đà Lạt (do ông C – một người cư trú tại Đà Lạt làm chủ sở hữu) muốn cùng nhau thành lập 1 tổ chức kinh tế để thực hiện dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại Đà Lạt với quy mô dự án là 30 tỷ đồng. Trong đó, ông A góp vốn 30%, bà B góp vốn 45%, còn công ty ABC góp vốn 25%. Hãy xác định hình thức đầu tư của dự án nói trên? Trình bày tóm tắt các thủ tục cần thiết cho việc thành lập và căn cứ pháp lý cho các thủ tục để thực hiện dự án đầu tư nói trên là gì?
Câu 6: Ông A muốn thành lập 1 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhưng không
đủ vốn. A mời thêm các ông C, D, E, F cùng góp vốn. Được iết trong số những người trên có ông C, D hiện đang là giám đốc DN Nhà nước (riêng ông C tham gia với tư cách là người đại diện phần vốn góp của DN Nhà nước do ông làm giám đốc). Ông E hiện đang là chủ nhiệm hợp tác xã. Ông F là Việt Kiều đang định cư tại Hoa Kỳ. Hỏi:
1. A nên xúc tiến thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao?
2. Vì cùng góp vốn như nhau nên tất cả các thành viên đều muốn làm sang lập viên và tham gia quản lý doanh nghiệp, điều này có được không? Tại sao??