7. Kết cấu của Luận văn
2.2.5. Chuyện doanh nhân
Chương trình “Chuyện doanh nhân” ra đời năm 2006, phát sóng 1 tuần/1 số, dài 30p, phát mới lúc 9h sáng thứ 7, phát lại lúc 20h30 thứ 4, là một chương trình mang tính chuyên đề, thông tin về những tấm gương doanh nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Hình thức thể hiện của chương trình là Tọa đàm có phóng sự xen kẽ. Tọa đàm có khi được thực hiện ở trường quay, cũng có khi được thực hiện ở không gian bên ngoài, tạo không khí trao đổi cởi mở giữa phóng viên - biên tập viên và vị khách mời doanh nhân.
* Ưu điểm:
Chương trình này đã thực hiện khá tốt mục đích, nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ những tấm gương doanh nhân tiêu biểu, làm ăn kinh tế giỏi, làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Đồng thời thông qua chương trình, những trao đổi thẳng thắn, cởi mở của chính các doanh nhân về cuộc đời, về con đường lập nghiệp của họ và những kiến thức kinh doanh mà họ đã đúc kết đến được với khán giả, để khán giả cùng suy ngẫm, áp dụng những bài học, những triết lý kinh doanh của các doanh nhân thành công này vào thực tế cuộc sống và hoạt động kinh tế của họ.
* Nhược điểm:
Chương trình bị lặp lại về mô-típ thể hiện, khiến các tấm gương doanh nhân nếu không phải là người cực kỳ đặc biệt thì họ cứ “na ná giống nhau”. Người thực hiện chương trình này thường bắt đầu câu chuyện bằng việc giới thiệu doanh nhân, cuộc đời của họ, rồi kể lại quá trình lập nghiệp như thế nào, rồi bài học họ rút ra từ những lần vấp ngã, rồi thông điệp mà họ muốn gửi
46
gắm tới thế hệ trẻ. Cứ như vậy, rất nhiều chương trình “Chuyện doanh nhân” được sản xuất với mô-típ kịch bản như vậy, khiến khán giả phát quen, phát nhàm. Thậm chí có những lúc còn có thể đoán được là người phóng viên ngồi trao đổi với vị doanh nhân sẽ hỏi câu gì tiếp theo. Có lẽ đây cũng chính là một trong những nhược điểm, một trong những nguyên nhân khiến Chương trình “Chuyện doanh nhân” bị dừng lại và không còn được phát sóng từ cuối năm 2008.