Dư nợ theo thành phần kinh tế: ĐVT: Triệu đồng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TÀI TRỢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHĐT (Trang 25 - 27)

(Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc)

Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng trong 3 năm. Trong đó chỉ tập trung những doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do PGD tập trung phần lớn nguồn vốn của mình để cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đây cũng chính là nhiệm vụ chính của BIDV Đồng Tháp – PGD Sa Đéc. Bên cạnh đó thì quan hệ tín dụng với thành phần kinh tế này khá an toàn và có hiệu quả khá tốt.

Doanh nghiệp nhà nước:

Trong 3 năm vừa qua, dư nợ của thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nước không phát sinh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì lý do là trên địa bàn có rất ít các doanh nghiệp nhà nước hoạt động, và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này thường là hoạt động kém hiệu quả so với các công ty ngoài quốc doanh, vì có sự hỗ trợ vốn

của nhà nước nên chỉ hoạt động mang tính cầm chừng. Nên Ngân hàng không muốn mạo hiểm, và có độ rủi ro cao khi cho thành phần kinh tế này vay.

Công ty cổ phần:

Dư nợ của công ty cổ phần giảm trong năm 2009 và tăng vọt lên trong năm 2010, tỷ trọng bình quân của thành phần này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 là 62.083 triệu đồng, nhưng sang năm 2009 con số này giảm xuống chỉ đạt 40.434 triệu đồng, tức giảm so với năm 2008 là 21.649 triệu đồng, tương đương giảm 34,87%. Tuy nhiên đến năm 2010 con số này lại tăng lên 144.805 triệu đồng, tức tăng 104.371 triệu đồng, số tương đối tăng 258,12% so với năm 2009. Nguyên nhân năm 2009 có sự sụt giảm là do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mới hồi phục, nên nhiều công ty cổ phần chưa mạnh dạng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, sang năm 2010 khi nền kinh tế có sự tăng trưởng trở lại các công ty cổ phần đã mạnh dạng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nên nhu cầu vốn càng tăng dẫn đến doanh số cho vay của PGD tăng, làm cho dư nợ trong năm này tăng vọt tại Ngân hàng.

Công ty TNHH:

Đối với thành phần kinh tế là công ty TNHH dư nợ qua 3 năm tại Ngân hàng đều tăng. Và chiếm tỷ trọng bình quân cao nhất trong tổng dư nợ thành phần kinh tế tại Ngân hàng. Cụ thể năm 2008 dư nợ đạt 64.980 triệu đồng, sang năm 2009 đạt 147.615 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 82.635 triệu đồng, số tương đối tăng 127,17%. Đến năm 2010 dư nợ công ty TNHH lại tiếp tục tăng và đạt 166.221 triệu đồng, tăng hơn năm 2009 là 18.606 triệu đồng, tương đương tăng 12,6%. Đạt được kết quả là do trong những năm qua doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên nên kéo theo dư nợ tăng lên theo. Và do trên địa bàn nhiều công ty TNHH được thành lập, và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên cần nhiều vốn để đầu tư.

Doanh nghiệp tư nhân:

Ngược lại, đối với DNTN dư nợ lại tăng chậm năm 2009 và có hướng giảm trong năm 2010. Cụ thể năm 2008 dư nợ của thành phần kinh tế này đạt 5.580 triệu đồng, năm 2009 dư nợ này 6.910 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 1.330 triệu đồng, tương đối tăng 23,83%. Sang năm 2010 dự nợ đạt 5.750 triệu đồng, giảm so với năm 2009 là 1.160

triệu đồng, tương đối giảm 16,79%. Do doanh nghiệp tư nhân có quy mô kinh doanh sản xuất còn nhỏ lẻ nên nhu cầu vốn còn ít nên dư nợ có chiều hướng giảm tại Ngân hàng.

Kinh tế cá nhân:

Đối với thành phần kinh tế là cá thể, dư nợ tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 dư nợ đạt 18.410 triệu đồng, qua năm 2009 đạt 27.966 triệu đồng, tức tăng 9.556 triệu đồng, tương đối tăng 51,9% so với năm 2008. Đến năm 2010 dư nợ 31.679 triệu đồng, tăng so với 2009 là 3.713 triệu đồng, số tương đối tăng 13,27%. Nguyên nhân là do những năm qua, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng liên tục qua 3 năm nhưng doanh số thu nợ lại thấp nên đã làm dư nợ cũng có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TÀI TRỢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHĐT (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w