Tính pháp lý của hình ảnh số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp bảo vệ bản quyền ảnh số và ứng dụng (Trang 70)

Hình ảnh là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan thực thi pháp luật và có một vai trò pháp lý nhất định. Trƣớc đây, hình ảnh thƣờng đƣợc chụp bằng máy ảnh cơ sử dụng hệ thống cơ khí để điều khiển và việc ghi nhận hình ảnh dựa vào tác dụng của ánh sáng với hóa chất trên phim. Và chúng ta chỉ nhìn thấy kết quả cuối cùng sau khi cuộn phim đã đƣợc tráng rọi xong. Vì vậy mà việc chỉnh sửa hình ảnh là rất khó và cơ quan luật pháp xem hình ảnh về những cảnh phạm tội, cảnh về nạn nhân, hiện trƣờng đƣợc chụp bằng máy ảnh cơ nhƣ bằng chứng vật lý hỗ trợ điều tra và kết tội [E30].

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ máy ảnh kỹ thuật số ra đời với nhiều ƣu điểm và cũng tạo ra nhiều thay đổi. Hiện nay, máy ảnh số ngày càng trở nên phổ biến và đƣợc nhiều ngƣời sử dụng với chất lƣợng hình ảnh ngày càng đƣợc nâng cao. Đồng thời, với sự phát triển của Internet hình ảnh số có thể dễ dàng chia sẻ và tạo sự dễ dàng trong truy cập cơ sở dữ liệu. Mặt khác, nhờ vào các chƣơng trình chỉnh sửa ảnh việc chỉnh sửa ảnh trở nên rất dễ dàng ngay cả đối với ngƣời nghiệp dƣ, tạo ra những bức giả mạo "hoàn hảo" tới mức “khó” có thể phân biệt đƣợc đâu là hình ảnh đã đƣợc chỉnh sửa, chẳng hạn nhƣ trong hình 4.1 đƣợc đăng tải trên hai tạp chí khác nhau, khó có thể biết đƣợc đâu là hình ảnh thật của O. J. Simpson ( một trong những ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng nƣớc Mỹ và là nam diễn viên ăn khách của điện ảnh Hollywood.)

71

Hình 3.1 Hình ảnh giả mạo của O. J. Simpson

Cùng với sự ra đời của máy ảnh số tính pháp lý của hình ảnh trƣớc pháp luật cũng có những thay đổi. Theo yêu cầu của luật pháp hình ảnh có thể đƣợc chấp nhận làm bằng chứng, nếu đảm bảo đƣợc tính toàn vẹn, nguồn gốc rõ ràng và có tác quyền . Tòa án tại nhiều nƣớc trên thế giới đang áp dụng các quy chuẩn này cho các bức hình kỹ thuật số. Do hình ảnh kỹ thuật số có thể chỉnh sửa dễ dàng hơn so với hình ảnh trên phim tạo ra bởi máy ảnh cơ, nên việc xác minh tính hợp pháp của bức ảnh đƣợc làm bằng chứng đòi hỏi kỹ thật và chuyên môn cao trong việc phát hiện những thay đổi.

Do vậy cần phát triển một hệ thống an toàn trong máy ảnh kỹ thuật số, để tạo ra loại máy ảnh số an toàn (SDC-Secure Digital Camera ) có thể xác minh tính toàn vẹn hình ảnh, xác định chính xác ai là ngƣời đã chụp ảnh, loại máy ảnh nào đã đƣợc sử dụng và một số thông tin khác. Một hệ thống nhƣ vậy là thực sự cần thiết không chỉ cho việc bảo vệ bản quyền của hình ảnh đƣợc chụp mà còn hỗ trợ làm giảm sai sót của con ngƣời trong quá trình xác định bằng chứng pháp lý dạng ảnh số, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

Giải pháp cho vấn đề trên không chỉ góp phần vào sự quản lý sự phát triển nhanh và phức tạp của công nghệ hình ảnh kỹ thuật số, mà còn cung cấp cho các cơ quan pháp luật một giải pháp cần thiết và nhanh chóng trong quá trình chứng thực hình ảnh kỹ thuật số để sử dụng nhƣ một bằng chứng pháp lý. Để có thể sử dụng các kỹ thuật số hình ảnh nhƣ là bằng chứng thì hệ thống xác thực trên máy ảnh kỹ thuật số phải giải quyết những vấn đề quan trọng sau đây:

+ Hình ảnh không bị hƣ hỏng hoặc giả mạo. (Tính toàn vẹn)

+ Xác định chính xác những gì máy ảnh chụp đƣợc. (Nguồn gốc)

72 Để đảm bảo thực hiện đƣợc các yêu cầu trên, một hệ thống an toàn dựa trên thủy vân, sinh trắc học (BAS) và bảo mật thông tin cho máy ảnh kỹ thuật số nhằm nâng cao tính pháp lý của hình ảnh sẽ đƣợc xây dựng và trình bày cụ thể ở phần sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp bảo vệ bản quyền ảnh số và ứng dụng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)