hợp học sinh – sinh viên
Để có thể đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh doanh thì chúng ta phải xác định được lợi nhuận của hoạt động kinh doanh này.
Phần trước chúng ta đi phân tích về doanh thu khai thác và chi phí khai thác. Sau đây chúng ta tìm hiểu về tai nạn phát sinh và tình hình chi trả.
Bảng 7: Tai nạn phát sinh và tình hình chi trả theo cấp học (1997 – 2000)
Đối tượng Số người tham gia(người) Số vụ tai nạn ( vụ) Tỷ lệ tai nạn rủi ro (%) STCTBQ/vụ (đ/ vụ) Tỷ lệ chi trả/DT (%) NT – MG 18.977 243,8 1,28 927.816 50,205 Tiểu học 123.394 740,8 0,6 1.113.153 25,1 THCS 68.454 540,1 0,79 1.432.565 41,65 THPT 34.436 223,2 0,65 1.072.639 28,1 CĐ - ĐH 8.490 127,6 1,5 741.949 42,88
Nguồn: “Công ty bảo hiểm PJICO” Qua bảng 7 ta thấy tình hình phát sinh tai nạn và chi trả nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên như sau:
Số vụ tai nạn rủi ro tập trung ở hai khối : tiểu học và trung học cơ sở và tiếp đến là khối nhà trẻ mẫu giáo, trung học phổ thông và cuối cùng là cao đẳng đại học. Số vụ tai nạn rủi ro xảy ra ở hai khối này không phải là rủi ro xảy ra ở hai khối này cao mà là do số lượng học sinh tham gia ở hai khối này là cao nhất. Để có thể thấy rõ được mức độ xảy ra tai nạn chúng ta căn cứ vào tỷ lệ tai nạn rủi ro. Theo bảng 7 ta thấy mức độ xảy ra rủi ro tai nạn lớn nhất là ở khối cao đẳng đại học. Với tỷ lệ tai nạn rủi ro là 1,5% với số người tham gia bảo hiểm chỉ có 8.490 người (ít nhất trong các khối học). Mức độ rủi ro tai nạn cao thứ hai là ở khối nhà trẻ mẫu giáo với tỷ lệ tai nạn rủi ro là 1,28% số người tham gia ở khối này là 18.977 người. Điều này có thể giải thích theo nguyên nhân là: các em ở khối nhà trẻ mẫu giáo do cha mẹ các em nghĩ là con em họ đã được các cô ở trường chăm no nên họ không có nhu cầu tham gia nhiều cho con họ: nhưng thực tế do đặc điểm sinh học của các em khả năng chịu đựng, chống chọi với thiên nhiên nên khả năng gặp rủi ro cao. Ở khối cao đẳng đại học các sinh viên đã đến tuổi trưởng thành nhưng lại tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhất là trong điều kiện nhiều phương tiện như hiện nay. Do vậy mức độ gặp phải rủi ro của các sinh viên càng cao.
Mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn được thể hiện ở số tiền chi trả bình quân cho mỗi vụ tai nạn. Bảng 7 cho thấy tai nạn rủi ro xảy ra ở khối trung học cơ sở và tiểu học có mức độ nghiêm trọng nhất số tiền chi trả bình quân cho mỗi vụ lần lượt là1.432.565 (đ/vụ) và 1.113.153 (đ/vụ). Vì nhóm này
các em đang ở độ tuổi rất hiếu động, thích cảm giác mạnh. Khối cao đẳng có số tiền chi trả bình quân cho một vụ tai nạn là ít nhất với 741.949 (đ/ vụ).
Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phần nào được thể hiện thông qua tỷ lệ cho chi trả trên doanh thu. Hai khối tiểu học và trung học phổ thông có tỷ lệ chi trả trên doanh thu nhỏ nhất, lần lượt là 25% và 28,1%. Hai khối cao đẳng đại học và nhà trẻ mẫu giáo có tỷ lệ chi trả trên doanh thu là lớn nhất lần lượt là 42,88% và 50,205%. Vấn đề là công ty cần tìm ra biện pháp để giảm tỷ lệ tai nạn rủi ro ở hai khối này.
Kết quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên tại
PJICO giai đoạn 1997 – 2002.
Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng thu 1.000đ 2.584.040 4.198.420 6.306.590 7.641.254 7.970.386 11.397.65 1 Tổng chi 1.000đ 1.537.022 2.160.167 2.865.790 3.165.035 3.450.152 4.518.087 Lợi nhuận 1000đ 1.047.017 2.038.253 3.440.800 4.476.219 4.520.234 6.879.564 Hiệu quả kinh tế (Hd) Lần 1,68 1,94 2,20 2,41 2,31 2,52 Hiệu quả kinh tế (Hl) Lần 0,68 0,94 1,20 1,41 1,31 1,52 Hiệu quả khai thác(Hkt- ) Lần 8,.28 8,52 8,69 8,87 7,55 7,31
Nguồn “ Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO”
Qua bảng 8 ta thấy trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2002, tổng
thu và tổng chi đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Do đó, lợi nhuận của nghiệp vụ này cũng tăng trong mỗi năm.
Doanh thu của nghiệp vụ này tăng do số lượng học sinh tham gia ngày một đông. Còn tổng chi tăng nên do nhiều nguyên nhân như: do cạnh tranh dẫn
đến tuyên truyền quảng cáo tăng, chi phí cho công tác khai thác (tiền thưởng, hoa hồng…) cũng rất nhiều, cộng với các khoản chi như là chi trả, đề phòng và hạn chế tổn thất ngày càng nhiều. Đối với công ty thì lợi nhuận là thước đo hữu hiệu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận của công ty bảo hiểm được tính như sau:
Qua bảng 8 ta
thấy lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh
bảo hiểm này năm
sau đều cao hơn năm trước.
Lợi nhuận năm 1998 tăng 991.236 (nghìn đồng) và bằng 194,6% so với năm 1997.
Năm 1999 lợi nhuận tăng 1.402.547 (nghìn đồng) có nghĩa là tăng 68,8% so với năm 1998.
Năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nghiệp vụ này đạt 4.476.219 (nghìn đồng) tăng thêm 1.035.419 (nghìn đồng). Về số tương đối tăng 30%.
Trong năm 2001 với nhiều sự kiện quốc tế xảy ra đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty và lợi nhuận của công ty chỉ tăng 44.015 (nghìn đồng) tăng 0,98%.
Trong năm 2002 vừa qua với những nỗ lực của cán bộ khai thác trong công ty. Lợi nhuận từ kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên đã đạt ở mức 6.879.564 (nghìn đồng) tăng 2.359.330 (nghìn đồng) tăng 52,2%.
Hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ này trong giai đoạn 1997 đến năm 2002 đều có tổng thu lớn hơn tổng chi. Qua các năm thì tốc độ tăng của tổng thu đều lớn hơn tổng chi. Từ đó là cho doanh thu thu được cho một đồng chi phí bỏ ra luôn tăng lên.
Trong năm 1997 một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,68 đồng doanh thu Năm 1998 một đồng chi phí bỏ ra đã thu được gần gấp đôi doanh thu (1,94)
Năm 1999 một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,2 đồng doanh thu. Năm 2000 một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,41 đồng doanh thu.
Lợi nhuận = Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm - Tổng chi phí nghiệp vụ
Năm 2001 một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh thu được 2,31 đồng doanh thu.
Trong năm 2002 thì công ty đã thu được 2,52 đồng doanh thu khi bỏ ra một đồng chi phí.
Trung bình 6 năm doanh nghiệp chi ra một đồng chi phí thì sẽ thu được 2,17 đồng doanh thu.
Xét hiệu quả kinh tế theo chỉ tiêu lợi nhuận thì ta thấy hai năm 1997 và năm 1998 hiệu quả hoạt động còn chưa cao cụ thể là: trong năm 1997 doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí mới thu được 0,86 đồng lợi nhuận. Năm 1998 thì thu được 0,94 đồng lợi nhuận khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí.
Trong năm 1999 và năm 2000 thì hoạt động kinh doanh dần đi vào ổn định. Trong năm 1999 doanh nghiệp đã thu được 1,2 đồng lợi nhuận khi chi ra một đồng chi phí và 1,41 đồng lợi nhuận cho một đồng chi phí trong năm 2000. Tuy nhiên kết quả này lại giảm nhẹ trong năm 2001 một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thu được 1,31 đồng lợi nhuận.
Trong những năm vừa qua ta thấy hiệu quả khai thác nghiệp vụ này cũng đạt kết quả khá cao. Đặc biệt là trong năm 2000 cứ một chi phí khai thác bỏ ra thì thu được 8,87 đồng doanh thu. Trong năm 2002 vừa qua hiệu quả sử dụng chi phí khai thác của công ty đạt 7,31 đồng doanh thu
Như vậy trong những năm qua PJICO đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên. Việc triển khai này đã rất phù hợp với điều kiện và nhu cầu xã hội đặt ra. Trên thực tế đã chứng minh điều này. Chúng ta có thể thấy rõ qua việc đánh giá xem xét các chỉ tiêu: số lượng học sinh tham gia, doanh thu khai thác, lợi nhuận thu được qua mỗi năm. Các chỉ tiêu này liên tục tăng qua hàng năm. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty cũng cần chú trọng hơn nữa việc tập trung khai thác vào khối nhà trẻ mẫu giáo và cao đẳng đại học. Đây là hai khối học có tỷ lệ tham gia bảo hiểm chưa cao. Ngoài ra cũng cần tập trung để giảm chi phí trên một học sinh. Nhìn chung, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên đã góp phần vào việc tăng doanh thu phí bảo hiểm chung của công ty từ đó giúp cho công ty phát triển liên tục, chiếm lĩnh thị phần và chiến thắng trong cạnh tranh. Ngoài ra với việc triển khai nghiệp vụ này công ty đã góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước ta.