Mục đích thử nghiệm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 THPT (NÂNG CAO) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH (Trang 63)

7. Bố cục khóa luận

3.1. Mục đích thử nghiệm

Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học thông qua thực tế giảng dạy một số bài cụ thể, trong đó dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh lớp 11.

3.2. Đối tƣợng thử nghiệm

Trong khuôn khổ của khóa luận này tôi dự kiến sử dụng hình thức tổ chức hoạt động nhận thức vật lí của học sinh lớp 11 theo tiến trình bài soạn nhƣ trên.

Thử nghiệm tại lớp 11A4 trƣờng THPT Lý Thái Tổ - Từ Sơn - Bắc Ninh. Đối chứng tại lớp 11A5 trƣờng THPT Lý Thái Tổ - Từ Sơn - Bắc Ninh.

3.3. Kế hoạch thử nghiệm

Tiến trình dạy học tại lớp 11A4 sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm, nêu vấn đề, phƣơng pháp gợi mở vấn đáp, phƣơng pháp đàm thoại.

Tiến trình giảng dạy tại lớp 11A5 sử dụng phƣơng pháp truyền thống: độc thoại pháp vấn

Điều kiện 2 lớp đầu vào sàn sàn nhƣ nhau. Kết quả học tập môn vật lí học kì trƣớc hai lớp chênh lệch học sinh khá, giỏi, trung bình là nhỏ.

3.4. Tổ chức quá trình dạy học

Trong phạm vi khóa luận này tôi chú trọng đến cách tổ chức các hoạt động tự lực, cách trao đổi thảo luận tranh luận để khẳng định kiến thức của mình và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Do đó, các bài soạn ở đây t i đều soạn theo trình tự các hoạt động học tập mà học sinh phải thực hiện. Vai trò của giáo viên là tổ chức, hƣớng dẫn, hỗ trợ các hoạt động học tập của mình.

3.5. Kết quả thử nghiệm

Trong thời gian thử nghiệm tôi sẽ cố gắng tận dụng tối đa các cơ hội phân tích hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên khi tiến hành dự giờ, theo dõi, ghi chép, trao đổi với học sinh tôi thấy nhiều học sinh còn tỏ ra e dè, ít tham gia thảo luận, cách phát biểu ý kiến, vẫn lúng túng trong cách học mới. Điều làm cho học sinh chú ý là quan sát hiện tƣợng cách lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm, cách tổ chức, điều khiển các hoạt động của giáo viên. Một số học sinh tỏ ra phấn chấn, thích thú đƣợc trực tiếp làm thí nghiệm và đƣợc thảo luận trong nhóm nhƣng chƣa tích cực. Ban đầu rất ít học sinh phát biểu ý kiến, đề xuất dự đoán và lập phƣơng án thí nghiệm. Nhƣng khi giáo viên kiên trì, động viên, chờ đợi thì học sinh vẫn có khả năng phát biểu ý kiến của mình.

Dự kiến một số kết quả thu đƣợc sau khi tiến hành dạy thử nghiệm theo tiến trình đã soạn:

- Về phƣơng pháp nhận thức: Bƣớc đầu học sinh đã quen dần với PPNT mới. Cụ thể: Từ đầu học sinh còn bỡ ngỡ chƣa quen việc thực hiện các hoạt động học tập theo các giai đoạn của PPTN. Qua từng tiết học học sinh đã quen và nắm đƣợc các công việc chính của PPTN, quen với việc thực hiện thí nghiệm kiểm tra, thảo luận nhóm, đánh giá sự đúng đắn của dự đoán và đã tích cực, tự lực thực hiện thành công các hoạt động đó.

- Về kĩ năng: Nhiều kĩ năng đƣợc hình thành và rèn luyện, chẳng hạn: kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh để đƣa ra dự đoán hiện tƣợng. Bƣớc đầu làm quen với việc đề xuất phƣơng án thí nghiệm, kĩ năng lập luận logic cùng nhiều kĩ năng khác nhƣ phát biểu ý kiến, khẳng định và vận dụng kiến thức...

- Về thái độ: Học sinh mạnh dạn tích cực thảo luận, tranh luận, tự tin hơn khi phát biểu ý kiến. Sự tổ chức phối hợp hoạt động trong nhóm, giữa các

nhóm, lớp tốt lên nhiều. Ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập cũng đƣợc nâng cao.

- Về kiến thức: Học sinh nắm kiến thức vững hơn, khả năng phát biểu các kiến thức chính xác, rõ ràng. Quan trọng hơn học sinh đã từng bƣớc chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, dần dần tránh lối học thụ động một chiều giờ học trở nên sôi nổi, kh ng căng thẳng...

Do thời gian, điều kiện thực hiện có nhiều hạn chế nên tôi chƣa tiến hành thử nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Nhƣng tôi tin rằng nếu đƣợc sử dụng trong dạy học thì đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học vật lí. Trong quá trình học tập và công tác sau này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, đi sâu mở rộng đề tài cho các đơn vị kiến thức khác, các chƣơng, phần khác của chƣơng trình vật lí phổ thông và tiến hành thử nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi của chúng.

KẾT LUẬN CHUNG

- Thực hiện mục đích nghiên cứu và đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài chúng t i có một số kết luận chung nhƣ sau:

+ Trên cơ sở nghiên cứu bản chất của hoạt động học, chức năng của hoạt

động dạy, lí luận về việc tích cực phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học chúng t i đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chƣơng Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT (nâng cao) nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.

Nghiên cứu nội dung SGK và các tài liệu tham khảo phân tích đặc điểm, nội dung kiến thức chƣơng “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT (nâng cao).

Trên cơ sở các phƣơng pháp dạy học tích cực, chúng t i đã xây dựng tiến trình dạy học các bài: “Hiện tƣợng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng”, “Hiện tƣợng tự cảm” thuộc chƣơng “Cảm ứng điện từ”.

Qua đề tài này mà t i đã biết đƣợc bố cục và cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học giúp cho bản thân sau khi trở thành một giáo viên thực thụ có thể tiến hành làm các đề tài nghiên cứu khác.

- Trong giới hạn của đề tài này, chúng t i chỉ thực hiện trong chƣơng “Cảm ứng điện từ” mà chƣa mở rộng đƣợc các chƣơng, các phần khác trong chƣơng trình vật lí phổ th ng. T i sẽ cố gắng tiếp tục theo hƣớng của đề tài khi ra trƣờng trên cƣơng vị của ngƣời giáo viên vật lí phổ th ng với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học vật lí, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong c ng cuộc c ng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Để phát huy tính tích cực, tự lực trong hoạt động nhận thức của học sinh chúng t i xin có một số kiến nghị sau:

Cơ sở vật chất của nhà trƣờng cần đầy đủ trong việc phục vụ giảng dạy, đặc biệt là những bộ dụng cụ thí nghiệm cần trang bị thêm về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng.

Sĩ số lớp học cần giảm xuống khoảng 30-35, để đảm bảo khi chia nhóm cũng nhƣ số học sinh trong mỗi nhóm vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tác dụng của việc thảo luận.

Bản thân mỗi giáo viên phải yêu nghề, tự trang bị vốn kiến thức, kh ng ngừng tìm tòi cải tiến những dụng cụ thí nghiệm, những phƣơng án khác nhau để kiểm tra các vấn đề của bài học.

Các trƣờng THPT cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích giáo viên áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực. Hình thức, nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng cần phải đƣợc đổi mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Đình Cƣơng (2003), Thí nghiệm vật lí ở trường trung học ph thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2] Nguyễn Văn Giang (2001), Nghiên cứu hình thức t chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần nhiệt học ở l p 6 theo d án phát triển, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[3] Trần Thúy Hằng, Hà Duyên Tùng (2008), Thiết kế bài giảng vật lí 11 nâng cao (tập 2), NXB Hà Nội, Hà Nội.

[4] Đặng Quang Khang (2000), Vật đại cương (tập 2), NXB Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.

[5] Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hƣng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2008),

Sách giáo khoa vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6] Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hƣng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2008), Sách giáo viên vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2001),

hương pháp dạy học vật lí ở trường ph thông, NXB ĐHSP, Hà Nội [8] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng (2001), T chức hoạt động nhận

thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường ph thông, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 THPT (NÂNG CAO) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)