2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Quy mô (triệu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007-2010 (Trang 31 - 32)

Quy mô (triệu

USD) ODA 1.361 958 1.073 1.258 1.394 1.525 1.850 2.000 2.200Nguồn : Tổng hợp từ IMF, ADB và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nguồn : Tổng hợp từ IMF, ADB và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Hình 3: Cam kết và giải ngân ODA của Việt Nam từ 1993 – 2008

Dòng vốn này là bổ sung rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, tuy nhiên con số giải ngân lại không được thống kê chính xác khiến cho việc nhận định hiệu quả đầu tư của nó còn thấp, chưa phản ánh đúng thực trạng. Trong thời gian qua xuất hiện nhiều vấn

đề liên quan đến dòng vốn này như giải ngân còn chậm, nhiều lãng phí, tham nhũng … đã làm hạn chế việc phát huy tính hiệu quả. Việt Nam cần có các chính sách tốt để giải ngân cũng như thu hút thêm nhiều nhà tài trợ.

Theo số liệu cập nhật mới nhất, tính đến ngày 31/12/2010, tổng số dư nợ công ở Việt Nam là 1.122 nghìn tỉ đồng, tương đương 56,7% GDP năm 2010. Dự kiến, tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỉ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011. Riêng nợ nước ngoài, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết đang ở 835.000 tỉ đồng, bằng 42,2% GDP năm 2010.

Bộ Tài chính đánh giá, do thắt chặt tiền tệ trong nước nên các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2011 đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, dự kiến nợ nước ngoài của quốc gia sẽ ở 44,5% GDP năm 2011

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, mức nợ này của Việt Nam sẽ giảm theo thời gian. Trên thực tế, World Bank và IMF đặt Việt Nam vào danh sách nhóm các nước có mối nguy cơ thấp trong vấn đề nợ nước ngoài.

Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài của Việt Nam chỉ ở mức giới hạn nhỏ. Khoản nợ ngắn hạn của Việt Nam chỉ chiếm khoảng trên 8% GDP. Do các quy định chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước về vay nợ nước ngoài, các khoản vay ngắn hạn của Việt Nam thường là nhỏ và chủ yếu liên quan đến tín dụng xuất khẩu. Ngoài ra, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn lại là những khoản nợ trung và dài hạn với các điều khoản cho vay ưu đãi có thời hạn trả nợ lâu dài lên đến 20 năm. Điều đó khẳng định Việt Nam không có bất cứ một khoản rủi ro nào về mất thanh khoản nợ như cuộc khủng hoảng Thái Lan năm1997. Mọi rủi ro đều loại trừ và Việt Nam hoàn toàn có thể trả dứt điểm các khoản nợ nếu như chính phủ muốn như thế. Nợ để phát triển không phải là điều đáng sợ. Các khoản nợ này cho thấy tuy chiếm tỷ trọng GDP khá cao nhưng vẫn còn trong mức an toàn, điều này tác động tích cực đến việc tự do hóa tài khoản vốn sau này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007-2010 (Trang 31 - 32)