4. Giả thuyết khoa học
3.7. Dự liến kết quả thử nghiệm
Tổng kết, đánh giá quá trình thử nghiệm dự kiến thu được một số kết quả như sau:
+ Vềphương pháp nhận thức: HS làm quen với PPTN mới, cụ thể bước
đầu học sinh còn bỡ ngỡ chưa quen các hoạt động học tập theo các giai đoạn của PPTN. Qua từng tiết học, học sinh đã quen và nắm được các công việc chính của PPTN.
+ Về kiến thức: Học sinh nắm vững kiến thức hơn, tự lực trong nhận thức, khả năng phát biểu vấn đề chính xác, rõ ràng hơn. Quan trọng hơn học
sinh đã từng bước chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, chủđộng sáng tạo
hơn, giờ học trở lên sôi nổi, không căng thẳng.
+ Về kĩ năng: Nhiều kĩ năng được hình thành và rèn luyện: kĩ năng quan
sát, phân tích, so sánh để đưa ra dự đoán hiện tượng. Bước đầu làm quen với việc đề xuất phương án thí nghiệm. Kĩ năng lập luận lôgic cùng nhiều kĩ năng khác như phát biểu ý kiến, khẳng định và vận dụng kiến thức.
+ Vềthái độ: HS tích cực thảo luận nhóm, tựtin hơn khi phát biểu ý kiến. Sự tổ chức phối hợp hoạt động trong nhóm, giữa các nhóm, ý thức tổ chức kỉ
KẾT LUẬN CHUNG
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụđặt ra.
1. Đề tài đã xây dựng được tiến trình dạy học một số bài của chương “Các định luật bảo toàn” theo hướng phát huy tính tự lực, tích cực của HS. Các biện pháp được vận dụng trong đề tài nhằm bồi dưỡng năng lực hoạt
động nhận thức của HS theo phương pháp thực nghiệm là hiệu quả.
2. Thu hoạch lớn nhất của chúng tôi qua đề tài đó là bước đầu biết cách tiến hành nghiên cứu khoa học giáo dục, biết vận dụng kiến thức lí luận chung
được học ở trường áp dụng vào những vấn đề cụ thểởtrường phổ thông. 3. Quá trình nghiên cứu đề tài cũng cho phép chúng tôi nêu ra một vài khuyến nghị trong việc:
+ Nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn vật lí.
+ GV cần chú ý hơn trong HĐNT và trong soạn thảo tiến trình dạy học. + Ở trường THPT, các GV cần tích cực tham gia những buổi dự giờ hay họp tổchuyên môn đểnâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, đặc biệt là khả năng nghiên
cứu cũng như các bước tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học còn nhiều thiếu sót, mới ởbước đầu nhận biết nên việc đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài mới chỉ dừng lại ở bước thử nghiệm sư phạm, do vậy mà kết quả
của đề tài ít nhiều còn mang tính chủ quan. Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục theo
hướng của đề tài khi ra trường trên cương vị một giáo viên vật lí phổ thông với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học vật lí, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Trọng Bái, Tô Giang, Nguyễn Đức Thâm, Bùi Gia Thịnh (1994),
Sách giáo viên Vật lí 10, NXB Giáo dục.
[2] Dương Trọng Bái, Tô Giang, Nguyễn Đức Thâm, Bùi Gia Thịnh (1997),
Vật lí 10, NXB Giáo dục.
[3] Phạm Đình Cương (2002), Thí nghiệm vật lý ở trường THPT, NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Văn Đoàn, Phạm Thị Hòa, Bùi Ngọc Quỳnh, Nguyễn Trọng Bảo,
Tô Giang, Bùi Gia Thịnh (1975), Phương pháp giảng dạy vật lí trường phổ thông cấp II, NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Văn Giang (2001),Nghiên cứu của hình thức tổ chức HĐNT của học sinh trong dạy học phần nhiệt học ở lớp 6 theo dự án phát triển, NXB
ĐHSP Hà Nội.
[6] Trần Thúy Hằng, Hà Duyên Tùng (2009), Thiết kế bài giảng vật lý 10 nâng cao tập 2, NXB Hà Nội.
[7] Đào Văn Phúc, Phạm Viết Trinh (1990), Giáo trình cơ học, NXB Giáo dục. [8] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận
thức cho học sinh trong dạy học Vật Lí ở trường phổ thông, NXBGD -
ĐHQG Hà Nội.
[9] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội.
[10] Nguyễn Văn Thu (1999), Giáo trình phân tích chương trình vật lý THPT phần cơ nhiệt - Tài liệu dùng cho sinh viên khoa vật lý trường ĐHSP Hà Nội 2.
[11] Phạm Hữu Tòng (1999), Vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học trong dạy học Vật lí. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 - 2000 cho giáo viên trung học phổ thông, NXB Giáo dục.
[12] Ph.N.Gônôbôlin (1977), Những phẩm chất tâm lí người giáo viên, NXB Giáo dục.