b. Nhập khẩu thuỷ sản
BIỂU 18: GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM TÔM CỦA HOA KỲ NămGiá trị nhập năm 2000,
triệu USD
% giá trị
Tôm đông bóc vỏ 1.244 33
Tôm đông chế biến 654 17
Tôm đông còn vỏ 31/40 334 9
Nguồn: CFA, Hiệp hội cá nheo Mỹ
Giá trung bình tôm đông nhập khẩu tăng từ 7,8 USD/kg năm 1991 lên 9,6 USD/kg năm 1996 và 10,9 USD/kg năm 2000 tức là sau 10 năm chỉ số này tăng lên 40%.
Thái Lan chiếm lĩnh thị trường tôm ở Mỹ với khối lượng xuất khẩu năm 2000 là 126.448 tấn, tăng 10,4% (gần 12000 tấn ) so với năm 1999, giá trị 1.480 triệu USD, chiếm gần 40% giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ và bỏ rất xa các đối thủ cạnh tranh. Tiếp theo là Mêhicô, Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia...
Trong khi các nước xuất khẩu tôm truyền thống sang Mỹ như Êquađo, Mêhicô, Panama, Enxanvađo, Beliz, Colombia... gặp nhiều khó khăn vì nuôi tôm bị bệnh thì nhân dịp này các nước châu Á đã tăng tốc xuất khẩu để lấp chỗ trống. Tăng nhanh xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2000 là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn độ, Bănglađét.
Tuy năm 2000 nhập khẩu tôm của Mỹ chỉ cao hơn năm 1999 có 14 nghìn tấn (tăng 4%), nhưng lại rất sôi động vì giá tôm có tăng lên và đặc biệt sự tranh giành ngôi thứ cao rất quyết liệt.
Cua: Mỹ là thị trường nhập khẩu các sản phẩm cua lớn nhất thế giới. Năm 2000 giá trị nhập khẩu cua lên tới 953 triệu USD, chiếm 9,5% tổng giá trị nhập khẩu htuỷ sản và là nhóm hàng nhập có giá trị lớn thứ hai. Có tới 25 các sản phẩm cua được nhập khẩu, nhưng nhiều nhất là cua đông nguyên con (380 triệu USD), tiếp theo là thịt cua đông. Mỹ nhập khẩu cả cua biển và cua nước ngọt (của Trugn Quốc)
Tôm hùm: Mỹ là cường quốc về khai thác tôm hùm, nhưng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thị trường. Người Mỹ ngày càng ưa chuộng các sản phẩm cao cấp nhất, trong đó tôm hùm là sự lựa chọn hàng đầu. Giá trị nhập khẩu tôm hùm năm 2000 lên tới con số kỷ lục 870 triệu USD, đứng hàng thứ ba về giá trị và chiếm gần 9% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản. Riêng tôm hùm đông nguyên con là 530 triệu USD, tôm hùm sống là 205 triệu USD. Các nước cung cấp chính là Canađa, Mêhicô, Brazil, Ôxtrâylia...
Cá hồi: Mặc dù Mỹ là cường quốc về khai thác cá hồi, nhưng người Mỹ lại không thích cá hồi Thái Bình Dương của họ mà chỉ ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) do Nauy và Chilê nuôi nhân tạo. Do vậy nhập khẩu các sản phẩm cá hồi có giá trị lớn thứ tư vào năm 2000 lên tới 853 triệu USD. Người Mỹ rất ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương ướp đá nguyên con và cá hồi Philê ướp đá chở bằng máy bay từ Nauy, Chilê, Canađa... Riêng hai sản phẩm này đã phải nhập với giá trị gần 600 triệu USD (năm 2000).
Cá ngừ: Là một nước có công nghiệp khai thác cá ngừ lớn của thế giới và là nước sản xuất nhiều hộp cá ngừ nhất thế giới, nhưng nhu cầu về cá ngừ của người Mỹ rất cao, cung luôn thấp hơn cầu. Trước đây người Mỹ chỉ ưa chuộng hộp cá ngừ, nhưng gần đây lại thích tiêu dùng cả cá ngừ tươi. Tuy nhiên, nhập khẩu cá ngừ của Mỹ đang có xu hướng giảm trong mấy năm gần đây và diễn biến như sau:
BIỂU 19: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CÁ NGỪ CỦA HOA KỲTên sản phẩm Giá trị nhập khẩu các năm, triệu USD