Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Tác động của FDI đối với quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ (Trang 25)

Trước nhu cầu hội nhập và nhất là trước những thách thức từ AFTA và Trung Quốc, ta không còn nhiều thời gian. Trong vòng 3-4 năm tới, với cố gắng lớn và với các ưu tiên về mặt chính sách, lĩnh vực .Việt Nam có thể làm gấp và có hiệu quả hơn việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Các ngành này phát triển sẽ tạo ngay nhiều công ăn việc làm và dần dần thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia tầm cỡ lớn. Hơn nữa, việc nhà nước dồn hết nỗ lực tập trung phát triển ngành này tự nó gây được niềm tin của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường đầu tư ở Việt Nam. Ngoài ra phải tận dụng tốt những lợi ích mà nguồn vốn FDI mang lại. Đó là công nghệ, trình độ quản lý, công ăn việc làm cho người dân…Sau một thời gian đầu tư ồ ạt ở Trung Quốc, hiện nay nhiều công ty đa quốc gia muốn phân tán sang các nước khác và đang trong giai đoạn chọn thị trường mới. Do đó Việt Nam cần phát tín hiệu càng sớm càng tốt để chớp thời cơ.

Tóm lại, chính phủ cần quyết định ngay mũi đột phá chiến lược và trong vòng 2-3 năm tới ưu tiên các nguồn lực trong nước và tận dụng hết các khả năng từ bên ngoài để thực hiện thành công chiến lược này.

Sau đây là các chính sách cụ thể và biện pháp thực hiện:

•Giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu để giảm giá thành sản phẩm lắp ráp, để các sản phẩm này xuất khẩu được. Mở rộng thị trường ra các nước khác để tăng quy mô sản xuất thành phẩm cuối cùng mới kích thích các công ty nhỏ và vừa nước ngoài đến đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Trong thời đại tự do thương mại không thể áp dụng chính

sách nội địa hoá như các nước chung quanh đã làm trong quá khứ. Mở rộng thị trường sản phẩm lắp ráp và chủ động xây dựng công nghiệp phụ trợ là chiến lược thích hợp nhất hiện nay11. Cũng từ quan điểm này, Chương 9 đặc biệt phân tích trường hợp ngành điện, điện tử gia dụng.. Việc chủ động xây dựng công nghiệp phụ trợ có thể được thực hiện qua những điểm từ b đến e dưới đây.

•Cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo các điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp nhà nước vừa nói. Hiện nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển. Họ được gọi là những người tình nguyện cấp cao (senior volunteers). Việt Nam có thể tận dụng nguồn lực quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của các ngành phụ trợ công nghiệp.

•Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v.). Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3-4 năm).

•Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước.

•Dồn hết mọi khả năng để kêu gọi FDI đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Cụ thể tôi đề nghị chỉ định một số khu công nghiệp để ưu tiên giải quyết ngay và triệt để các mặt về hạ tầng, về thủ tục hành chính, về cung cấp nguồn nhân lực cần thiết, v.v., và đặt ra các đội chuyên trách

thường xuyên theo dõi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài để phát hiện ngay các vướng mắc và giải quyết ngay.

•Lập chế độ tưởng thưởng đặc biệt (từ nay đến năm 2006 chẳng hạn) cho những công ty (kể cả nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài) có thành tích cao về xuất khẩu các mặt hàng thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ (kể cả thành tích cung cấp cho các công ty nước ngoài đang đầu tư ở Việt Nam sản xuất cho xuất khẩu).

Tài liệu tham khảo:

1. Số liệu từ tổng cục thống kê

2. Sách kinh tế và quản lý công nghiệp GS.TS Nguyễn Đình Phan, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn.

3. Tạp chí kinh tế phát triển

Một phần của tài liệu Tác động của FDI đối với quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w