Một số đề xuất đối với các phương tiện truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng tt.PDF (Trang 26)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.Một số đề xuất đối với các phương tiện truyền thông đại chúng

Các phương tiện truyền thông đại chúng cần chuyên biệt hóa hơn nữa: Các kết

quả điều tra đều phản ánh xu hướng chuyên biệt hóa các loại hình báo chí – truyền thông hiện nay tại Việt Nam, từ báo in, phát thanh, truyền hình cho tới mạng internet. Và đều chứng tỏ đây là xu hướng phát triển hợp lý. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải được chuyên biệt hóa hơn nữa để có thể đi sâu phục vụ các nhóm công chúng chuyên biệt hiệu quả hơn, bao gồm nhóm công chúng thế hệ Net.

Một điểm đáng chú ý là, theo quan sát của tác giả, các kênh truyền thông chuyên biệt theo nội dung đang chứng tỏ sự vượt trội so với các kênh truyền thông chuyên biệt theo đối tượng phục vụ, cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ.

Phát thanh trực tuyến và truyền hình trực tuyến cần được đầu tư phát triển hơn:

Kết quả điều tra cho thấy 67.9% mẫu điều tra hầu như không theo dõi truyền hình

trên mạng internet và 94% mẫu điều tra hầu như không nghe phát thanh trên mạng

internet. Rõ ràng, phát thanh và truyền hình tại Việt Nam hầu như chưa quan tâm tiếp cận nhóm công chúng này thông qua phương tiện truyền thông gắn bó nhất với họ là mạng internet. Một số trang web cho phép nghe phát thanh, ví dụ http://tnvn.gov.vn của Đài Tiếng nói Việt Nam, mới chỉ có chức năng nghe phát thanh trên mạng internet. Nghĩa là một chương trình được phát đồng thời trên sóng phát thanh và trên mạng internet. Trong khi đó, các chương trình phát thanh trực tuyến với ưu điểm nổi bật là công chúng có thể nghe theo yêu cầu (on – demand) thì hầu như chưa được quan tâm phát triển tại Việt Nam.

Các phương tiện truyền thông truyền thống là báo in, phát thanh và truyền hình

cần đẩy mạnh xu hướng tích hợp với mạng internet: Xu hướng tích hợp này không

còn là mới trên thế giới cũng như không còn mới ở Việt Nam, nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam hiện chưa thực sự quan tâm tới hướng phát triển này. Báo in, phát thanh và truyền hình tại Việt Nam hầu như mới chỉ tích hợp với mạng internet ở mức độ là cho ra đời các “phiên bản mạng” mà chưa khai thác hiệu

23

quả các ưu thế vượt trội của mạng internet như tính tương tác cao, tính đa phương tiện, tốc độ nhanh hay khả năng lưu trữ gần như vô hạn để nâng cao khả năng phục vụ đa dạng các nhóm công chúng chuyên biệt khác nhau.

Các báo điện tử/ trang thông tin điện tử cần tỏ ra có trách nhiệm hơn trong việc

đưa tin: Mạng internet có rất nhiều ưu thế so với báo in, phát thanh hay truyền hình.

Nhưng để khai thác tối đa các ưu thế này thì các báo điện tử/ trang thông tin điện tử cần những chiến lược phát triển lâu dài và hợp lý. Tình trạng “giật tin”, “câu khách” ngày một tràn lan trên các trang web tin tức của Việt Nam hiện nay gây phản cảm với nhiều công chúng, kể cả với nhóm công chúng thế hệ Net, có thể coi là “dễ tính” hơn các nhóm công chúng khác.

KẾT LUẬN

Công chúng thế hệ Net tại nội thành Hà Nội, trước tiên, là nhóm công chúng sử dụng mạng internet thường xuyên, với mục đích khá đa dạng, từ thu nhận thông tin, tới liên lạc, giao tiếp, học tập, mua bán và giải trí. Trong đó, ba mục đích sử dụng mạng internet phổ biến nhất là thu nhận thông tin, giao tiếp và giải trí. Cách thức nhóm công chúng này tương tác với mạng internet phức tạp hơn hẳn cách thức họ tương tác với báo in, phát thanh hay truyền hình. Lý do cơ bản là vì ưu thế nổi bật của mạng internet là tính tương tác cao và vì nhóm công chúng này được nhận định là một trong những nhóm công chúng đầu tiên tiếp nhận và ứng dụng các loại phương tiện truyền thông mới.

Đây đồng thời cũng là nhóm công chúng có mức độ theo dõi truyền hình tương đối cao. Thói quen theo dõi truyền hình là một kiểu “di sản” mà nhóm công chúng này được kế thừa từ thế hệ ông, bà và bố, mẹ của họ. Vì trong một thời gian dài, qua nhiều thế hệ, truyền hình là loại phương tiện truyền thông phổ biến nhất tại Việt Nam. Với sự phát triển ngày càng đa dạng của truyền hình thế giới và truyền hình Việt Nam, nhóm công chúng này sẽ vẫn quan tâm theo dõi truyền hình trong nhiều năm tới. Mặt khác, nhóm công chúng này có mức độ đọc báo in và nghe phát thanh còn thấp. Điều này đòi hỏi những thay đổi từ phía loại hình báo in và phát thanh để có thể thu hút nhóm công chúng này hơn.

24

Nhóm công chúng thế hệ Net phân bổ hầu hết thời gian dành cho các phương tiện truyền thông đại chúng của mình vào việc sử dụng mạng internet và theo dõi truyền hình. Điều này khiến họ không thường xuyên đọc báo in và nghe phát thanh. Thậm chí, trở nên có tâm lý “ngại” đọc. Thêm nữa, tuy được hình thành sau, nhưng thói quen sử dụng mạng internet đã ảnh hưởng đáng kể tới thói quen theo dõi truyền hình của nhóm công chúng này. Nhìn chung, nhóm công chúng này chủ động hơn hẳn trong việc hình thành và phát triển thói quen sử dụng mạng internet, so với thói quen đọc báo in, nghe phát thanh hay theo dõi truyền hình.

Tuy có những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng các loại phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng bản thân nhóm công chúng này cũng phân nhóm ở mức độ nhất định theo các yếu tố khác nhau như thị hiếu, giới tính hay môi trường học tập.

Luận văn Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ là một nghiên cứu trong một phạm vi nhỏ và là nghiên cứu bước đầu về nhóm công chúng thế hệ Net của Việt Nam. Hi vọng luận văn này có thể gợi ý cho các công trình nghiên cứu quy mô hơn trong tương lai. Trong đó có thể bao gồm các công trình theo hướng nghiên cứu về sự phân nhóm trong lòng công chúng thế hệ Net, về việc xây dựng các kênh truyền thông chuyên biệt cho nhóm công chúng thế hệ Net, đặc biệt là việc nghiên cứu để triển khai các kênh phát thanh và truyền hình trực tuyến theo yêu cầu (on – demand). Bên cạnh đó, nghiên cứu đối sánh hai xu hướng chuyên biệt theo nội dung và chuyên biệt theo đối tượng phục vụ và nghiên cứu về khả năng tích hợp giữa các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là những hướng nghiên cứu hợp lý trong bối cảnh truyền thông đương đại.

Một phần của tài liệu Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng tt.PDF (Trang 26)