Nâng cao vai trò của lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HẢI DƯƠNG HIỆN NAY ĐẾN XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰN GẮN KẾT HAI QUÁ TRÌNH ĐÓ (Trang 32 - 34)

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm: lực lượng vũ trang địa phương (Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên, lực lượng an ninh) và các đơn vị bộ đội của Quân khu ba, các đơn vị, các cơ quan, xí nghiệp quốc phòng, nhà trường quân sự. Đây được xem là nguồn lực quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng KVPT tỉnh Hải Dương. Vai trò của lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH cần được tăng cường, phát huy theo những hướng chính sau:

Thứ nhất, tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo đúng kế hoạch chiến lược của tỉnh.

Các lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn và LLVT địa phương đã, đang và sẽ là lực lượng nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác của toàn dân tạo thành sức mạnh quốc phòng - an ninh trong thời bình cũng như thời chiến, để cùng cả nước ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đánh bại mọi âm mưu và hành động của địch trong thời bình, không để "Diễn biến hoà bình" hoặc "tự diễn biến hoà bình", sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược trên mọi quy mô nhằm bảo vệ được địa phương, bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân, chế độ XHCN và sự nghiệp CNH, HĐH. Giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên đại bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, sẽ tạo được môi trường chính trị - xã hội ổn định cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Thứ hai, tiết kiệm triệt để ngân sách chi cho hoạt động quân sự thuần tuý thông qua xác định một cách chính xác, hợp lý cả về thời gian, chương trình, nội dung, phương pháp thực hiện các hoạt động huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu và công tác của các lực lượng vũ trang địa phương. Điều đó sẽ có tác dụng tiết kiệm được mọi chi phí về sức người, lương thực, thực phẩm, vật tư, trang bị kỹ thuật, tiền bạc... Tiết kiệm được nguồn ngân sách chi cho hoạt động quốc phòng an ninh của KVPT tỉnh, tăng thêm ngân sách chi cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế ở địa phương.

Thứ ba, phát huy tốt chức năng của đội quân công tác bằng các việc làm cụ thể.

+ Làm tốt công tác dân vận, tham gia xoá đói giảm nghèo, chăm sóc phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình chính sách... Tham gia phòng chống lụt bão cùng với địa phương, giúp địa phương thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và xây dựng các phương án, kế hoạch phòng thủ; giúp địa phương xây dựng các cụm liên kết an toàn, quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Lực lượng quân

đội còn tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở những vùng khó khăn, thực hiện hành quân dã ngoại giúp dân ta bỏ kênh mương, giúp đỡ các gia đình chính sách, xoá đói giảm nghèo.

+ Tham gia hoạt động của một số trung tâm dạy nghề, xúc tiến việc làm, kết hợp dạy nghề cho quân nhân xuất ngũ và nhân dân địa phương có nhu cầu.

+ Một số xí nghiệp quốc phòng trên địa bàn tham gia sản xuất một số mặt hàng dân dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế gắn với xây dựng KVPT của địa phương.

Tóm lại: Những giải pháp cơ bản đã nêu ở trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, cần phải thực hiện một cách đồng bộ để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành gắn với xây dựng tỉnh Hải Dương trở thành một KVPT vững chắc, góp phần xây dựng thế trận QP - AN vững mạnh của quân khu ba và của cả nước.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HẢI DƯƠNG HIỆN NAY ĐẾN XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰN GẮN KẾT HAI QUÁ TRÌNH ĐÓ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w