Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26 - 27)

- Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế có tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp thì hoạt động tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn và có độ rủi ro cao.

- Sự quản lý, điều hành, các chính sách của chính phủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Các chính sách của chính phủ góp phần ổn định môi trường chính trị-xã hội, giúp các doanh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng mạnh dạn đầu tư vào các dự án trung và dài hạn đem lại lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu chính trị không ổn định, sự điều hành của chính phủ không chặt chẽ, các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay do rủi ro cao, đặc biệt đối với tín dụng trung, dài hạn.

- Các nhân tố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn bất ngờ cũng tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đối với DNXL, các công trình xây dựng ở ngoài trời, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên sẽ làm giảm chất lượng công trình, phát sinh cho DNXL nhiều chi phí để khắc phục, sửa chữa, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự hoàn thiện môi trường pháp lý cũng như trình độ cán bộ ngân hàng mà các nhân tố trên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn ở các mức độ khác nhau. Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng,

các ngân hàng cần đánh giá cụ thể sự tác động của từng nhân tố, trên cơ sở đó có những chính sách phù hợp.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26 - 27)