Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHNo (Trang 26 - 31)

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng cao qua các năm Từ 29,971 tr đồng vào năm 2008 lên 32,571 tr đồng vào năm 2009 và đạt 47,575 tr

2.4.1 Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh.

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010

( Đơn vị: Triệu đồng VN ) chỉ tiêu 2008 2009 2010 so sánh 2009/2008 so sánh 2010/2009 tăng (+) giảm (-) tỷ lệ % tăng giảm tăng (+) giảm (-) tỷ lệ % tăng giảm tổng dư nợ 169,479 262,497 273,233 93,018 54.88 10,736 4.09 nợ quá hạn 2,237 1,644 5,413 -593 -26.51 3,769 229.26 tỷ lệ nợ quá hạn 1,32% 0,63% 1,98% -0,69% 1,35% (Nguồn: bảng thống kê dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2010)

Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành

ĐVT: Triệu đồng

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng biến động qua các năm tùy theo tình hình kinh tế. Năm 2008, năm của khủng hoảng kinh tế, lạm phát

diễn biến khó lường, các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng phải cầu cứu ngân hàng bất chấp lãi suất cho vay rất cao. Cuối cùng, hàng hóa sản xuất bị ứ đọng, vốn khó thu hồi, dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.

Năm 2009, các doanh nghiệp được sự hỗ trợ lãi suất 4%, nên có lợi nhuận đã đảm bảo được khả năng trả nợ, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm nhiều, chỉ còn 0,63%. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao nhất là vào năm 2010 vì trong năm này lạm phát diễn biến khó lường, CPI tăng mạnh vào 3 tháng đầu năm, nhưng liền 3 tháng sau đó tăng thấp gần về mức 0%, để rồi lại vượt lên 1% trong 4 tháng còn lại của

năm, giá cả leo thang, dẫn đến các nhà sản xuất gặp trục trặc về chi phí nguyên liệu đầu vào. Dẫn chứng là CT TNHH Thảo Nguyên(sản xuất hạt điều), đã phải mua hạt điều với giá tăng 30%, CT TNHH chế biến thủy sản Ngọc Hà phải mua mực tươi sống loại nhất với giá 120,000 đồng/kg. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không chịu trả nợ mà chấp nhận chịu lãi suất phạt 150%. Chưa hết, việc trồng trọt chăn nuôi của bà con nông dân hết bị sâu bọ phá hoại thì dịch cúm gia cầm xuất hiện. Cộng thêm, lãi suất những tháng đầu và cuối năm 2010 tăng nhẹ. Chính vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng vọt 1,98%.

Bảng 2.8: Phân nhóm nợ tại Chi nhánh

( Đơn vị: Triệu đồng VN )

nhóm nợ 2008 2009 2010

dư nợ tỷ lệ dư nợ tỷ lệ dư nợ tỷ lệ Tổng dư nợ 169,47 9 100% 262,49 7 100% 273,23 3 100% nợ đủ tiêu chuẩn 164,84 2 97.26% 236,80 7 90.21% 255,02 5 93.34%

nợ cần chú ý 2,400 1.42% 24,046 9.16% 12,795 4.68% nợ dưới tiêu chuẩn 2,237 1.32% 1,392 0.53% 233 0.085% nợ nghi ngờ 0 0 220 0.09% 5,167 1.89% nợ có khả năng mất vốn 0 0 32 0.01% 13 0.005%

(Nguồn: bảng thống kê dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2010)

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được tỷ lệ nhóm nợ đủ tiêu chuẩn so với tổng dư nợ có xung hướng giảm với 93.34% vào năm 2010 so với 97.26% vào năm 2008.

Nhóm nợ cần chú ý thì tăng cao: từ 2,400 tr đồng năm 2008 lên 24,046 tr đồng vào năm 2009 và 12,795 tr đồng vào năm 2010

Nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng cao qua các năm từ 0% tăng lên dưới 0.1% vào năm 2009 và tăng cao xấp xỉ 2% vào năm 2010.

Bảng 2.9: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian ( Đơn vị: Triệu đồng VN )

Chỉ tiêu

2008 2009 So sánh 2009/2008

Số tiền TT% Số tiền TT% Tăng (+) Giảm (-)

Tỷ lệ % tăng giảm

Tổng dư nợ quá hạn 2,237 100 1,644 100 -593 -26.51

* Theo thành phần kinh tế

Các tổ chức kinh tế 2,000 89.4 689 42 -1,311 65.55 Cá nhân, hộ sản xuất 237 10.6 955 58 718 302.95

* Theo thời gian

Ngắn hạn 650 29.1 1,244 75.67 594 91.38 Trung, dài hạn 1,587 70.9 500 24.33 -1,087 -68.49 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009)

Bảng 2.10: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian (tt) ( Đơn vị: Triệu đồng VN )

Chỉ tiêu

2009 2010 So sánh 2010/2009

Số tiền TT% Số tiền TT% Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % tăng giảm Tổng dư nợ quá hạn 1,644 100 5,413 100 3,769 229.26 * Theo thành phần kinh tế Các tổ chức kinh tế 689 42.00 4,114 76.00 3,425 497.1 Cá nhân, hộ sản xuất 955 58.00 1,299 24.00 344 36.02

* Theo thời gian

Ngắn hạn 1,244 75.67 3,953 73.03 2,709 217.76 Trung, dài hạn 500 24.33 1,460 26.97 960 192 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,2010)

Năm 2010, mức nợ quá hạn của doanh nghiệp là 4,114 triệu đồng tăng lên 3,425 triệu đồng (tức tăng 497,10%) so với 2009. Đây là con số cao nhất

của ba năm. Mức thấp nhất vào năm 2009 là 689 triệu đồng giảm 1,311 triệu đồng (tức giảm 65,55%).

Phân tích theo thành phần kinh tế

Nhìn chung nợ quá hạn của hộ sản xuất, cá nhân tăng đều qua ba năm cao nhất năm 2010 với 1,299 triệu đồng chiếm 24% trên tổng nợ quá hạn. Thấp nhất là năm 2008 với 236 triệu đồng chiếm 10,55% tổng nợ quá hạn.

Như vậy, nợ quá hạn qua các năm tăng đặc biệt là hộ sản xuất, cá nhân. Bởi vì hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng sản xuất, vài cơn mưa đầu mùa, mưa sớm cộng thêm gió mạnh vào tháng 2 năm 2009 làm rụng bông các loại cây đang vào mùa thu hoạch như xoài, điều. Huyện Tân Thành nằm trong vành đai nhiệt đới, vào mùa khô năm 2010, nông dân phải bỏ thêm chi phí cải tạo nguồn nước để tưới cây. Mùa khô đi qua, người dân miền Trung phải đối mặt với 2 cơn bão lũ lớn, đất đai huyện Tân Thành tuy không bị ngập lụt, nhưng mưa nhiều làm sản xuất khó khăn. Giá rau xanh tăng gấp 3 lần những tháng đầu năm, nhưng số lượng rau thành phẩm bị dập nát, người dân tại xã Sông Xoài, Tóc Tiên đã bị lỗ vốn nặng. Bên cạnh đó, chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh. Đối với các hộ kinh doanh cá thể do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Phân tích theo thời gian vay

Nhìn chung nợ quá hạn theo thời gian vay ngắn hạn tăng dần sau ba năm, điều này xảy ra là do doanh số cho vay tăng, đây là món vay được khách hàng ưa chuộng. Song do bị ảnh hưởng của thiên nhiên, và rủi ro trong sản xuất mà tình hình nợ quá hạn tăng. Đây là hậu quả của “sức ép tăng doanh số cho vay”.

Qua biểu đồ ta thấy nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2009 giảm 68.49%. Điều này là do doanh số cho vay trung dài hạn, chỉ chiếm tỷ trọng

thấp, các phương án sản xuất kinh doanh trung và dài hạn đều đã thẩm định kỹ phương án trả nợ. Do chính sách kích cầu của chính phủ, doanh số cho vay

tăng cao vào năm 2010, nhưng nợ quá hạn lại tăng đồng biến, nguyên nhân là do hàng bán chậm, ảnh hưởng vòng quay hàng tồn kho, ảnh hưởng nặng đến khả năng trả nợ của ngân hàng. CT TNHH Đạt Phúc do phải lập hệ thống xử lý nước thải nên giảm lợi nhuận, và công ty đã trì hoãn nợ. Tình hình nợ cụ thể: nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 217.76%, trung hạn và dài hạn tăng 192%.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHNo (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w