Được sựgiúp đỡ, hỗ trợ của Đề tài KC08-03/11-15 do GS. TS. Ngô Trí Viềng làm chủ nhiệm đề tài; tác giả đã được bố trí 1 ngày để đúc mẫu làm thí nghiệm hiện trường tại tuyến đê biển Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Cấp phối mà tác giả lựa chọn đểđúc mẫu thí nghiệm tại hiện trường là cấp phối CP4- F20S10P0,4.
Thí nghiệm tại hiện trường tuyến đê biển Giao Thủy, tỉnh Nam Định bao gồm những công tác chính sau:
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu, khuôn đúc mẫu
Vật liệu để trộn bê tông tại hiện trường bao gồm: xi măng, cát, đá được lấy tại cơ sở cung cấp vật liệu địa phương; tro bay, silica fume, phụ gia siêu dẻo được vận chuyển từ Hà Nội tới tuyến đê biển để làm thí nghiệm.
Hình 3.7. Phụ gia sử dụng để trộn bê tông tại hiện trường
Khuôn đúc mẫu khối lát bảo vệ mái đê biển được thuê tại địa phương. Được sự hỗ trợ của Đề tài KC08-03/11-15, tác giả đã được bốtrí đúc 50 khối lát bảo vệ mái đê biển để thí nghiệm tại hiện trường.
2. Trộn bê tông
Công tác trộn bê tông, đổ và đầm bê tông do nhân công được thuê tại
địa phương thực hiện.
Hình 3.9. Công tác trộn bê tông tại hiện trường
3. Đúc mẫu
Bê tông sau khi trộn bằng máy trộn được đổ vào các khuôn đúc mẫu,
sau đó được đầm bằng đầm dùi. Mẫu sau khi đúc 24 tiếng được tháo khuôn và
dưỡng hộ bằng cách tưới nước.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Sau quá trình điều tra thực tế, thu thập, thống kê các tài liệu để nghiên cứu ứng dụng kết hợp một số loại phụ gia nhằm tăng độ bền cho bê tông kết cấu bảo vệ mái đê biển; tác giả đã hoàn thành luận văn đúng thời hạn và thu
được một số kết quả như sau:
- Đưa ra được các nguyên nhân gây hư hỏng cho đê biển nói chung và bê tông các kết cấu bảo vệ mái đê biển nói riêng. Phân tích cụ thể các nguyên
nhân và cơ chếăn mòn, phá hủy bê tông trong môi trường nước biển.
- Từ việc phân tích các nguyên nhân gây hư hỏng, đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao độ bền, cải thiện các tính năng cho bê tông làm việc
trong môi trường biển.
- Nghiên cứu thiết kế và đưa ra được cấp phối bê tông có pha thêm phụ
gia khoáng, phụ gia hóa dẻo để nâng cao độ bền cho bê tông làm việc trong
môi trường nước, tăng khả năng chống lại những tác động tiêu cực của nước biển cho bê tông. Sau khi phân tích các số liệu thí nghiệm, tác giả đề xuất sử
dụng CP4-F20S10P0,4, vì sử dụng cấp phối này giúp cải thiện được chất lượng
BT: cường độcao hơn, độhút nước thấp hơn, độ thấm ion Cl- thấp hơn so với cấp phối mẫu đối chứng. Các kết quả thí nghiệm của CP4 chỉ thấp hơn các
cấp phối sử dụng lượng phụ gia siêu dẻo 0,5% so với khối lượng CKD. Tuy nhiên việc sử dụng lượng phụ gia siêu dẻo là 0,5% khiến hỗn hợp bê tông rất dính, khó thi công; vì vậy tác giả đề xuất sử dụng CP4- F20S10P0,4 đảm bảo cho công tác thi công không gặp khó khăn và dễ dàng áp dụng vào thực tế.
- Cấp phối bê tông mà tác giả đề xuất đã được ứng dụng thử nghiệm cho tuyến đê biển tại Giao Thủy – Nam Định.
II. Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong luận văn vẫn còn những
điểm tồn tại, thiếu sót như:
- Nội dung và số lượng thí nghiệm để đánh giá tác dụng của phụ gia còn hạn chế. Một số thí nghiệm để đánh giá tính năng của bê tông chưa thực hiện được, ví dụ: thí nghiệm mác chống thấm của bê tông, …
- Một số tài liệu tham khảo chưa được cập nhật mới.
- Do thời gian làm luận văn có hạn nên sau khi tiến hành đúc tấm lát bảo vệ mái đê biển tại Giao Thủy, Nam Định; tác giả chưa làm được các thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu và đánh giá chất lượng các tấm lát ngoài hiện
trường.
III. Kiến nghị
Thông qua luận văn, tác giả đưa ra một số kiến nghịnhư sau:
- Để tăng độ bền cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình bảo vệ bờ biển, có thể kết hợp việc sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính tro bay và muội silic với phụ gia hóa dẻo giảm nước.
- Nên đánh giá mức độ xâm thực và ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép của từng vùng, từng nơi ở bờ biển của cả nước để sử dụng những biện pháp khắc phục hợp lý
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Xây dựng (2012): Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các loại
2. Cục PCLB& QLĐĐ (1991): Báo cáo tổng quan đê biển Việt Nam. Bộ
Thủy lợi, Hà Nội, Việt Nam.
3. Cục PCLB& QLĐĐ (2004): Chương trình bảo vệ nâng cấp đê biển hiện có
tại các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, Việt Nam
4. Nguyễn Tiến Đích (2010): Công tác bê tông trong điều kiện khí hậu nóng
ẩm Việt Nam
5. Giáo trình Vật liệu xây dựng – Trường Đại học Thủy lợi
6. Nguyễn Thị Thu Hương, “Phương pháp thiết kế cấp phối bê tông có sử dụng kết hợp phụ gia khoáng và phụ gia hóa”, Tạp chí KHKTTL và MT, số 38, 9/2012
7. TS. Phạm Văn Khoan, TS. Nguyễn Nam Thắng; “Tình trạng ăn mòn bê tông cốt thép ở vùng biển Việt Nam và một số kinh nghiệm sử dụng chất ức chế ăn mòn canxi nitrit”
8. Nguyễn Mạnh Phát (2010): Lý thuyết ăn mòn và chống ăn mòn bê tông- bê tông cốt thép trong xây dựng
9. Cao Duy Tiến & nnk (1999):“Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu các điều kiện kỹ thuật nhằm đảm bảo độ bền lâu cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép ở vùng biển Việt Nam” - Viện khoa học Công nghệ Xây dựng. 10. Cao Duy Tiến: Hiện tượng ăn mòn kết cấu bê tông cốt thép dưới tác động
khí hậu ven biển Việt Nam. Hội thảo quốc tế bê tông bền biển 1994
11. PGS.TS Nguyễn Viết Trung & nnk (2012): Phụ gia và hóa chất dùng cho bê tông
12. TS. Trần Thế Truyền; TS. Nguyễn Xuân Huy (2011): Phá hủy, rạn nứt bê tông – Cơ học và ứng dụng
13. TS. Đinh Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Mạnh Trường, “Thực trạng ăn mòn và phá hủy các công trình bê tông cốt thép bảo vệ bờ biển nước ta”
14. TCVN 2682 – 2009: Xi măng Pooc lăng – Yêu cầu kỹ thuật
15. TCVN 3105-2007: Bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử
16. TCVN 3106-2007: Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt
17. TCVN 3108-2007: Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định khối lượng thể tích
18. TCVN 3113-2007: Bê tông nặng - Phuơng pháp xác định độ hút nước.
19. TCVN 3118-2007: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén
20. TCVN 4030: 2003: Xi măng – Phương pháp xác định độ mịn
21.TCVN 7131:2002: Đất sét – Phương pháp phân tích hóa học
22.TCVN 7570:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử
23.TCXDVN 302- 2004: Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
24. 14 TCN 105:1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn cho bê tông và vữa – Phân loại và yêu cầu kỹ thuật
25. 14 TCN 108:1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn cho bê tông và vữa – Phương pháp thử
Tiếng Anh
26. ACI 201-2R-77: Guide to Durable Concrete 27. ACI 222 R-89: Corrosion of Metals in Concrete. 28. ASTM C33-93: Specification for Concrete Aggregate
29. Atwood W.G and Johnson A.A.: The disingtegration of Cement in sea water. Transaction, ASCE, V87, paper No 1533, 1924
30. Mehta P.K.: Durability of Concrete in marine Environment- A Review proceedings of 1st International conference “Perfomance of Concrete in marine Environment” St. Andrews by sea. SP-65 ACI publication, 1980 31. Michael S. Mamlouk and John P. Zaniewski, “Materials for Civil
andConstruction Engineers”, 3rd edition, Pearson, 2011.
32. Petterson K: Conrrosion Threshold Value and Corrosion Rate in Reinfored Concrete- SCCRI, Stockholm 1992.
33. Rosenberg A Carolyn M.: Mechanisms of Corrosion of stell in Concrete. Materials Science of concrete, 1991