Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng Ngô Quyền Hải Phòng (Trang 25)

4. Nội dung nghiên cứu

1.3.2 Các nhân tố bên trong

Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên

trong doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức

Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đành giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước. Vậy sự thành công hay thất bại trong SXKD của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị.

Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch SXKD khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động như một xã hội thu nhỏ trong đó có đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá và cũng có cơ cấu tổ chức nhất định. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp, sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất, khi đó không khí làm việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp. Không phải

bất lỳ một doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay, việc này cần đến một bộ máy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh, thành công trong cơ cấu tổ chức là thành công bước đầu trong kế hoạch kinh doanh.

Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, các bộ phận hoạt động kém hiệu quả, không khí làm việc căng thẳng cạnh tranh không lành mạnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng tổ chức bị hạn chế thì kết quả hoạt động SXKD sẽ không cao.

Nhân tố lao động và vốn

Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động. Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người lao động. Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD mới thực hiện được CPH. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động SXKD và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động SXKD có hiệu quả cao.

Trong quá trình SXKD lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể có những sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm (dịch vụ) có kiểu dáng và tính năng mới đáp ứng thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ được của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD. Ngày nay hàm lượng khoa học kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có mộ trình độ nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào cũng nói lên tầm quan trọng của nhân tố lao động.

Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một đầu vào có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài chính còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào.

Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình.Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả hoạt động SXKD vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác.

Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trên thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đây cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động SXKD. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những yếu tố nền tảng cơ sở thì nguyên liệu đóng vai trò quyết định, có nó thì hoạt động SXKD mới được tiến hành. Kế hoạch SXKD có thực hiện thắng lợi được hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không.

1.4 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả KD của DN sau khi CPH. 1.4.1 Những tác động tích cực và vướng mắc phát sinh trong quá trình CPH các DN quốc doanh.

Cổ phần hóa là một khâu quan trọng tạo chuyển biến cơ bản để các doanh nghiệp nhà nước địa phương nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách…Sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp có rât nhiều điều kiện thuận lợi giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh có thể kể đến đó là:

−Huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

−CPH tạo cho doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm: nhà nước, người lao động, và các cổ đông ngoài công ty.

−Công ty cổ phần tạo thúc đẩy người lao động bằng những lợi ích vật chất và tinh thần giúp họ thực sự làm chủ công ty.

−Tạo nên cơ chế quản lý năng động, sáng tạo trong công việc. Bộ máy quản lý tinh giản gọn nhẹ, đi sâu vào chuyên môn.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, kinh nghiệm quản lý còn nhiều thiếu xót nên không thể tránh được những bất cập trong quá trình cổ phần hóa ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ là :

−Mối quan hệ giữa công ty cổ phần hóa và nhà nước chưa được rõ ràng trong việc ai đứng đầu chịu trách nhiệm, hay có các biện pháp giảm sát quản lý. Công ty sau cổ phần hóa vẫn còn chịu tác động ảnh hưởng quá lớn của cơ quan chủ quản cũ.

−Khó khăn về vấn đề tài chính, ở một số doanh nghiệp khó xử lý dứt điểm các khoản nợ vay ngân hàng, hàng hóa tồn kho kém chất lượng, nợ BHXH, lỗ còn treo lại…

−Việc sắp xếp kiện toàn bộ máy còn chưa thống nhất do những ảnh hưởng của chế độ cũ.

1.4.2 Một số giải pháp chung cho các doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả kinh doanh.

Từ những điểm tích cực và những tồn tại trước mắt giúp chúng ta nhin thẳng vào thực tế muốn đạt hiệu quả kinh doanh, DN không chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của DN, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. Có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường là:

Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của công ty. Hiệu quả của quốc gia, ngành và công ty phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần.

Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong công ty. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô công ty, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn…

Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý công ty. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người. Cần tăng cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc tổ chức, phối hợp với các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.

Bốn là, xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong công ty. Lợi thế cạnh tranh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần phải hiện đại hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Năm là, vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất, kinh doanh. Công ty muốn khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm thì cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên

tiến vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Sáu là, quản trị môi trường. Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty như: cơ chế chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức quốc tế,…Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần phải quản trị môi trường. Đó là việc thu thập thông tin, dự đoán, ước lượng những thay đổi, bất trắc của môi trường trong và ngoài nước, đưa ra những biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất có thể có do sự thay đổi, bất trắc đó. Thậm chí, nếu dự đoán trước được sự thay đổi môi trường ta có thể tận dụng được những thay đổi này, biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất, kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NGÔ QUYỀN-HẢI PHÒNG

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần xây dựng Ngô Quyền Hải Phòng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần xây dựng Ngô Quyền-Hải Phòng được chuyển đổi từ công ty xây dựng Ngô Quyền theo quyết định số 2047/Q Đ-UB ngày 01-09- 2005. Trước khi chuyển đổi công ty là doanh nghiệp nhà nước hạng 1 được thành lập từ năm 1982 đã có nhiều năm xây dựng và phát triển.

Thực hiện quyết định số 1191/QĐUB-ĐMDN ngày 18 tháng 7 năm 1998 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc sáp nhập Công ty Khai thác VLXD vào Công ty Xây dựng Ngô Quyền và Quyết định số 2047/QĐ-UB ngày 01 tháng 9 năm 2005 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc chuyển đổi Công ty Xây dựng Ngô Quyền thành Công ty cổ phần xây dựng Ngô Quyền. Ngoài những chức năng nhiệm vụ trên Công ty được bổ sung thêm nhiệm vụ tư vấn, thiết kế các công trình, san lấp mặt bằng trồng cây xanh công viên và đô thị phá dỡ các công trình xây dụng công nghiệp và dân dụng. Khai thác kinh doanh VLXD và vận tải đường thủy nội địa. Công ty có 15 tầu trọng tải từ

100.300 tấn chuyên chở VLXD , than . . . 104 cẩu được lắp đặt trên các trông tông để khai thác VLXD và thi công nạo vét song, cầu cảng...

Để đứng vững trong cơ chế thị trường Công ty gặp không ít khó khăn nhưng bằng tài năng, trí tuệ, sự năng động trong công việc của tập thể cán bộ công nhân viên và không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, trẻ hóa đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.

Năm 1999 Công ty mở rộng quan hệ Liên doanh với các nhà thầu lớn trong và ngoài nước, đầu tư dây chuyền khoan cọc nhồi để xử lý nền móng cho các công trình cao tầng và các cầu lớn. Công ty phấn đấu sản lượng năm sau cao hơn nhiều lần so với năm trước.

Do yêu cầu sản xuất kinh doanh, năm 2001 Công ty đã thành lập Chi nhánh tại tỉnh Hưng Yên để xây dụng các công trình nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn hàng. Năm 2003 Công ty thành lập Chi nhánh tại Quảng Ninh để xây dựng các công trình mở rộng quan hệ trong nước.

Công ty cổ phần Xây dựng Ngô Quyền là một doanh nghiệp phát triển bền vững, sẵn sàng hòa nhập thị trường xây dựng và xuất nhập khẩu trực tiếp với các nước. Công ty còn đào tạo được một đội ngũ kỹ sư và cán bộ thông thạo nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, tin học, có kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất theo các quy trình công nghệ tiên tiến. Chính vì vậy Công ty được các bạn hàng đánh giá là một Công ty làm ăn có hiệu quả một bạn hàng đáng tin cậy, một đối tác đầy tiềm năng.

Phương châm của chúng công ty :

“UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ”

Công ty đã có rất nhiều công trình lớn đã thi công và đem lại uy tín lớn cho công ty, có thể kể đến là công trình dựng móng, sân, bệ, điện Tượng đài

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng Ngô Quyền Hải Phòng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w