II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
c. Phân công nhiệm vụ
- Kiện toàn lại Ban chỉ đạo giảm nghèo ở xã, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách xóm.
- Phân công các thành viên trong hệ thống chính trị giúp đỡ hỗ trợ các hộ nghèo hàng năm.
- Hàng năm giao chỉ tiêu giảm nghèo cho cơ sở xóm để nêu cao trách nhiệm trong công tác giảm nghèo.
3.3. Tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (tiêu chí số12):
a. Nhiệm vụ:
- Chương trình đào tạo nghề trong nông thôn: lao động trong nông nghiệp được qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất do người lao động tự chọn, trong đó có 45% được đào tạo ngắn hạn và dài hạn về chuyên môn.
- Khuyến khích nhân dân tích cực học nghề để chuyển đổi việc làm.
b. Giải pháp thực hiện:
- Thành lập Ban chỉ đạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở địa phương. - Thực hiện tốt các chương trình học nghề trong nông thôn của Chính phủ. - Định hướng, hướng nghiệp nhân dân trong việc lựa trọn học nghề sản xuất phù với điều kiện năng lực của từng người từng gia đình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và thị trường ở địa phương.
- Thực hiện tốt các loại hình dạy nghề như vừa học nghề vừa làm, đào tạo nghề tại chỗ. Trú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương.
- Đẩy mạnh các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm tạo việc làm cho người lao động.
BIỂU SỐ 20: BIỂU DỰ TOÁN VỐN VAY HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀTT Loại hình đào tạo Số lượng TT Loại hình đào tạo Số lượng
đào tạo Giai đoạn đào tạo Mức hỗ trợ (tr.đồng) Nguồn vốn 1 Đại học 100 2013 - 2020 8.000 NHCS 2 Cao đẳng 120 2013 - 2020 6.000 NHCS 3 Trung cấp 200 2013 - 2020 3.400 NHCS 4 Học nghề 500 2013 - 2020 6.000 NHCS Cộng 920 23.400
* Giải pháp về kinh phí: Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tại nghề từ nguồn vốn vay ngân hàng chính sách và chương trình đào tạo nghề nông thôn của Chính phủ.
c. Phân công nhiệm vụ:
+ BCĐ đào tạo nghề của xã có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đạo tạo nghề giai đoạn 2013 - 2015.
+ Thường xuyên phối hợp với các trung tâm dạy nghề, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dạy nghề huyện và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề để tổ chức dạy nghề cho nhân dân.
+ Hệ thống chính trị của xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân trong công tác học nghề chuyển đổi việc làm.
+ Các cơ sở xóm tổ chức tuyên truyền nhân dân lấy ý kiến cộng đồng dân cư về chủ trương học nghề chuyển đổi việc làm, lựa trọn mô hình sản xuất.
3.4. Tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất (tiêu chí số 13):
- Phấn đấu duy trì và phát triển các tổ Hợp tác sản xuất hiện có đi vào hoạt động có hiệu quả, nhân rộng mô hình tổ hợp tác. Phát huy các thế mạnh của địa phương để chuyển đổi hình thức sản xuất trên các lĩnh vực.
- Từng bước nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tập trung vào chất lượng
+ Trồng trọt: Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, mạnh dạn đưa lúa lai vào sản xuất, phát triển cây rau màu. Quan tâm phát triển cây chè; trong đó mạnh dạn đưa cây chè vào sản xuất dần thay thế giống chè trồng hạt. Nâng cao chất lượng chè để chè của Tân Linh là sản phẩm đặc sản mang thương hiệu Tân Linh.
+ Chăn nuôi: Giữ ổn định đàn gia súc, gia cầm đưa các hình thức chăn nuôi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và tăng thu nhập cho nông dân.
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tranh thủ nguồn đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại của dự án Núi Pháo tại khu vực Tân Linh, tạo việc làm cho lao động địa phương. Khuyến khích các hộ gia đình đang sống dọc theo đường liên xã mở rộng quy mô sản xuất, ưu tiên các doanh nghiệp chế biến nâng cao chất lượng, chế biến hàng nông lâm sản thực phẩm.
b. Giải pháp thực hiện:
- Các hình thức tổ chức sản xuất cần phát triển và biện pháp chủ yếu:
+ Củng cố phát huy hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã như: HTX sản xuất chè sạch an toàn, từng bước phát triển thêm các tổ hợp tác và HTX mới ở một số lĩnh vực như sản xuất rau an toàn, hoa - cây cảnh, dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích thành lập hiệu quả các doanh nghiệp trên địa bàn; tổ chức đào tạo nghề cho nhân dân.
- Công tác thực hiện được lồng ghép vào kế hoạch hàng năm, tập trung vào giai đoạn 2014 - 2020
- Kinh phí khái toán: 0.85 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách 0.51 tỷ; Vốn tín dụng 0.255 tỷ; vốn huy động nhân dân đóng góp: 0.085 tỷ).
- Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thành lập tổ hợp tác.
- Thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách của nhà nước, vận dụng đúng cơ chế thị trường các tiềm năng thế mạnh của địa phương tích cực phổ biến tuyên truyền trong nhân dân mở rộng các loại hình làm kinh tế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các mô hình liên kết sản xuất đồng thời tổ chức thăm quan học hỏi, các mô hình kinh tế có hiệu quả
- Thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách của nhà nước, vận dụng đúng cơ chế thị trường các tiềm năng thế mạnh của địa phương tích cực phổ biến tuyên truyền trong nhân dân mở rộng các loại hình làm kinh tế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các mô hình liên kết sản xuất đồng thời tổ chức thăm quan học hỏi, các mô hình kinh tế có hiệu quả.
c. Phân công nhiệm vụ:
- Nâng cao vai trò tuyên truyền của hệ thống chính trị cấp xã trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Mỗi đoàn thể trong hệ thống chính trị của địa phương đỡ đầu thành lập một hoặc nhiều tổ hợp tác sản xuất hướng dẫn làm kinh tế có hiệu quả.
- Các cơ sở xóm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền trong việc liên kết sản xuất tạo dựng thương hiệu hàng hóa.
3.5. Tiêu chí giáo dục (tiêu chí số 14):
a. Nhiệm vụ:
- Tiếp tục duy trì và phát triển kế hoạch giáo dục của Đảng bộ giai đoạn 2010-2015
- Giữ vững các trường chuẩn quốc gia; duy trì phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục THCS.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học đối với các nhà trường; phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2 đối với trường Tiểu học; công nhận lại chuẩn quốc gia trường THCS, trường Mầm non vào năm 2013-2014.
- Tổ chức tốt công tác xã hội hóa giáo dục, các loại hình giáo dục, phấn đấu học sinh tốt nghiệp THCS vào học tiếp lên các bậc học tiếp theo đạt trên 98%; phấn đấu có 80% trở lên học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp;
- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, năm 2020 đạt trên 70%.
b. Giải pháp thực hiện:
- Tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục giai đoạn 2013-2020; - Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong các nhà trường; - Đầu tư trang thiêt bị giáo dục cho các nhà trường;
-Tổ chức tổ công tác chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân, kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân;
- Tập huấn đào tạo kiến thức xây dựng và phát triển nông thôn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý địa phương;
- Đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán chủ trang trại;
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân lấy ý kiến nhân dân.
- Kiện toàn lại hội đồng giáo dục xã xây dựng quy chế hoạt động và trung tâm học tập cộng đồng xã;
BIỂU SỐ 21: KHÁI TOÁN VỐN HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTT Loại hìnhgiáo dục Danh mụchỗ trợ Giai đoạnđào tạo TT Loại hìnhgiáo dục Danh mụchỗ trợ Giai đoạnđào tạo
Mức hỗ trợ (tr.đồng)
Nguồn vốn