Kết quả thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10,

Một phần của tài liệu Chuyên đề 10 Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến công suất, mô men, tiêu thụ nhiên liệu, khả năng khởi động và khả năng tăng tốc của động cơ ô tô (Trang 37)

L ời nói đầu

5. Kết quả thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10,

E15 và E20 đến khả năng khởi động và khả năng tăng tốc của động cơ xăng ô tô

5.1. Đánh giá khảnăng khởi động

Kết quả thử nghiệm khởi động xe ô tô sử dụng chế hòa khí và phun xăng điện tử ở thời điểm mùa hè cho thấy với nhiên liệu xăng pha etanol khả năng khởi động ở trạng thái

nguội tốt như đối với trường hợp sử dụng xăng thông thường. Tuy nhiên khi động cơ

nhiều ngày không khởi động sẽ làm cho nước trong xăng lắng xuống và tách lớp do

vậy khi khởi động lớp nước này sẽ bị hút theo đường ống dẫn xăng đi vào động cơ nên động cơ rất khó khởi động. Ảnh hưởng càng rõ rệt khi tỷ lệ etanol trong xăng càng

cao. Thêm vào đó, do nhiệt ẩn lớn hơn nên khi nhiên liệu xăng pha cồn bay hơi sẽ mang đi một lượng nhiệt lớn hơn, nếu nhiệt độ môi trường quá lạnh nhiệt độ môi chất

và thành vách ống thấp, khiến môi chất khó bay hơi sẽ gây khó khăn trong quá trình khởi động.

Trong quá trình thử nghiệm khởi động lạnh có thể thấy rằng, với tỷ tệ ethanol nhỏ

trong nhiên liệu (E10), thì khả năng khởi động của xe chỉ kém đi một chút, tuy nhiên khi tỷ lệ etanol tăng lên (E15 đặc biệt là E20) thì ảnh hưởng nhiều đến khả năng khởi động của xe. Đặc biệt xe lâu ngày không khởi động hoặc khởi động trong thời tiết mùa

đông (nhiệt độ môi trường thấp) thì việc ảnh hưởng càng thể hiện rõ rệt.

5.2. Đánh giá khảnăng tăng tốc ca xe

5.2.1. Chếđộ thử nghiệm

Khai báo các thông số cản lăn và cản gió cho xe, tương ứng với từng loại nhiên liệu người lái xe điều khiển xe như đang lái trên đường từ lúc vận tốc xe 20 (km/h) đến khi

vận tốc xe đạt 80 km/h. Máy tính tự động ghi lại thời gian tăng tốc và tính toán đưa ra

gia tốc của xe.

5.2.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm

Gia tốc của xe Lanos và Corolla khi chạy với 4 loại nhiên liệu RON 92, E10, E15, E20 được thể hiện trong Hình 5.1 và Hình 5.2

Hình 5.1. Thời gian tăng tốc 20 (km) đến 80 (km) đối với xe Lanos

Hình 5.2. Thời gian tăng tốc 20 (km) đến 80 (km) đối với xe Corolla

Qua Hình 5.1 và Hình 5.2 có thể thấy rằng:

- Đối với xe Lanos (sử dụng hệ thông nhiên liệu phun xăng điện tử) thì xe chạy với nhiên liệu E10 có khảnăng tăng tốc tốt nhất, nhiên liệu E15 cho khảnăng tăng tốc

kém hơn nhưng vẫn cao hơn nhiều so với nhiên liệu RON92 và nhiên liệu E20.

- Đối với xe Corolla (sử dụng hệ thống nhiên liệu dùng chế hòa khí) thì nhiên liệu E15 cho khảnăng tăng tốc tốt nhất, xe chạy với nhiên liệu E10 khảnăng tăng tốc kém hơn.

Khi xe chạy với nhiên liệu E20 và RON92 thì khảnăng tăng tốc vẫn kém hơn E10 và E15. Như vậy có thể thấy rằng khi pha tỷ lệ etanol phù hợp vào nhiên liệu sẽ làm cải thiện đáng kể khảnăng tăng tốc của xe.

5.3. Kết lun

Hàm lượng etanol trong nhiên liệu đã cải thiện được một số tính chất lý hóa của nhiên liệu nên đã tác động tích cực đến quá trình cháy của động cơ. Cũng như các kết luận

khác trong đề tài này nhiên liệu E10 đã thể hiện nhiều ưu điểm khi sử dụng. Ngoài ra tỷ lên etanol 10% trong nhiên liệu RON 92 truyền thống là không lớn do vậy không làm ảnh hưởng nhiều đến tính năng khởi động lạnh của động cơ. Tuy nhiên trong quá

trình vận hành người sử dụng cần thường xuyên bảo dưỡng và tiến hành xả nhiên liệu cũ nếu xe không đi trong một thời gian lâu dài.

Tài liệu tham khảo

[1]. [3]. European Communities. 1999: Commission Directive 1999/100/EC. Official Journal of the European Communities, 1999.

[2]. AVL GmbH ,Chassis Dynamometer 48” manual.

[3]. [3]. Hợp đồng số: 05-07/HĐ/ĐHBK-PTN ĐCĐT, báo cáo kết quả thử nghiệm

nhiên liệu E5 và E10 trên động cơ ô tô và xe máy.

[4]. Tài hiệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng vào sửa chữa xe Toyota Lanos 2001.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 10 Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến công suất, mô men, tiêu thụ nhiên liệu, khả năng khởi động và khả năng tăng tốc của động cơ ô tô (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)