TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-

Một phần của tài liệu Vai trò các nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế (Trang 41)

II. Nước ta đang trong thời kỳ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CNH,

TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-

5. Ngoài một số vấn đề đã được nêu trên, về các kiến nghị của Bộ, tôi có ý kiến như sau:

TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-

CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2003

PGS.TS. Tăng Văn Khiên

Để tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (viết tắt tiếng Anh là TFP), nếu theo phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglass cần có số liệu về 3 chỉ tiêu giá trị tăng thêm (đối với từng ngành) hoặc tổng sản phẩm quốc nội đối với toàn nền kinh tế quốc dân; vốn hoặc tài sản cố định và lao động liên tục nhiều năm. Tính theo phương pháp hạch toán thì số liệu về 3 chỉ tiêu trên không nhất thiết phải liên tục nhiều năm nhưng ngoài các chỉ tiêu đó còn phải có thêm số liệu về thu nhập của người lao động được hạch toán đầy đủ để tính các hệ số đóng góp của vốn (α) và hệ số đóng góp của lao động (β).

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng số liệu để tính toán tốc độ tăng TFP có đặc điểm riêng, giữa chỉ tiêu giá trị tài sản cố định và kết quả sản xuất có độ trễ thời gian (tăng thêm tài sản cố định phải sau một thời gian mới mang lại kết quả sản xuất), và trong đó hàng năm tài sản cố định lại tăng lên không đều đặn. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính toán tốc độ tăng TFP. Cho nên số liệu về tốc độ tăng TFP tính cho từng năm chỉ có tính chất bổ sung phục vụ cho phân tích sâu và nghiên cứu xu thế tăng giảm của tốc độ tăng TFP. Còn để đánh giá hiệu quả chung, phân tích chất lượng tăng trưởng tiến bộ khoa học công nghệ một cách khái quát và có tính chất chính thống thì phải là số liệu tính bình quân cho nhiều năm, và ít nhất cũng phải là 5 năm.

Số liệu về các chỉ tiêu giá trị tăng thêm, giá trị tài sản cố định và lao động phục vụ cho yêu cầu tính toán tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2003 đã được Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng phối hợp với Viện Khoa học Thống kê tiến hành khai thác, xử lý, loại trừ biến động giá và hệ thống lại từ nhiều năm nay. Từ số liệu đó tính được các tốc độ tăng của các chỉ tiêu tương ứng như cột 1, 2 và 3 bảng 1.

Về hệ số đóng góp của lao động (β) đã dựa theo số liệu về thu nhập của người lao động và giá trị tăng thêm theo giá hiện hành có trong bảng I/O năm 2000 của Tổng cục Thống kê để tính toán (tính hệ số β của công nghiệp cho năm 2000). Trên cơ sở hệ số β tính được cho năm 2000 và số

liệu về thu nhập của người lao động và giá trị tăng thêm theo giá hiện hành của các năm từ 1991 đến 2003 có trong hệ thống số liệu thống kê công nghiệp, tiến hành tính toán, điều chỉnh và ước lượng các hệ số β cho tất cả các năm còn lại. Khi đã có β dễ dàng tính được các hệ số α tương ứng (α = 1 - β). Số liệu về các hệ số α và β tính được có ở các cột 4 và 5 bảng 1. Có được số liệu về tốc độ tăng của 3 chỉ tiêu giá trị tăng thêm, giá trị tài sản cố định, lao động và các hệ số α và β ta tiếp tục tính toán tốc độ tăng giá trị tăng thêm do tăng tài sản cố định và lao động và tốc độ tăng TFP như các cột 6, 7 và 8 của bảng 1.

BẢNG 1. TÍNH TOÁN TỐC ĐỘ TĂNG TFP CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Năm Tốc độ tăng (%) Hệ số đóng góp Tốc độ tăng GTTT do tăng (1) Tốc độ tăng TFP(2) Giá trị tăng thêm TSCĐ Lao động Của TSCĐ Của LĐ TSCĐ đóng góp LĐ đóng góp i iY iK iL α β αiK βiL iTFP A 1 2 3 4 5 6=4x2 7=5x3 8=1- (6+7) 1991 12,96 12,28 -0,13 0,550 0,450 6,75 -0,06 6,27 1992 17,61 10,61 -0,49 0,548 0,452 5,81 -0,22 12,01 1993 14,20 12,92 3,72 0,547 0,453 7,07 1,69 5,45 1994 13,20 15,17 2,22 0,532 0,468 8,07 1,04 4,09 1995 13,02 17,18 7,56 0,520 0,480 8,94 3,63 0,46 1996 13,49 18,29 2,95 0,531 0,469 9,71 1,38 2,39 1997 12,69 17,47 2,26 0,528 0,472 9,22 1,07 2,39 1998 9,73 13,35 3,99 0,524 0,476 7,00 1,90 0,83 1999 8,99 12,53 6,17 0,525 0,475 6,58 2,93 -0,53 2000 13,78 10,90 11,83 0,520 0,480 5,67 5,68 2,43 2001 16,72 15,83 11,39 0,517 0,483 8,19 5,50 3,03 2002 13,77 13,94 12,24 0,511 0,489 7,12 5,98 0,67 2003 13,44 12,91 11,38 0,511 0,489 6,60 5,56 1,28 B/q 91- 13,33 14,08 5,68 0,528 0,472 7,44 2,68 3,21

03 Ghi chú:

(1) Tốc độ tăng giá trị tăng thêm do đóng góp của tài sản cố định (cột 6) bằng hệ số đóng góp của tài sản cố định (α) nhân với tốc độ tăng của tài sản cố định (IK), và tốc độ tăng giá trị tăng thêm do đóng góp của lao động (cột 7) bằng hệ số đóng góp của lao động (β) nhân với tốc độ tăng của lao động (IL)

(2) Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (ΙTFP- cột 8) được tính theo phương pháp hạch toán qua công thức ΙTFP =Ιy −(αΙK +βΙL) với mối quan hệ của các cột trong bảng [cột 8 = 1-(6+7)]..

Với kết quả tính toán tốc độ tăng TFP cũng như tốc độ tăng giá trị tăng thêm do tăng tài sản cố định và tăng lao động của công nghiệp trên đây có thể tính toán mức độ ảnh hưởng của nó đối với tốc độ tăng giá trị tăng thêm của từng năm và bình quân giữa các năm giai đoạn 1991 - 2003 như bảng 2.

BẢNG 2. TỶ PHẦN ĐÓNG GÓP CỦA TỐC ĐỘ TĂNG CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG

GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA TOÀN CÔNG NGHIỆP

Năm

Tốc độ tăng GTTT

Tỷ phần đóng góp trong kết quả tăng lên của GTTT Do tăng TSCĐ và LĐ Tăng TFP Tổng số Chia ra do Tăng TSCĐ Tăng LĐ A 1 2=3+4 3 4 5 1991 12,96 51,65 52,11 -0,46 48,35 1992 17,61 31,78 33,02 -1,25 68,22 1993 14,20 61,64 49,76 11,87 38,36 1994 13,20 69,03 61,16 7,88 30,97 1995 13,02 96,49 68,61 27,88 3,51 1996 13,49 82,27 72,00 10,27 17,73 1997 12,69 81,12 72,70 8,42 18,88 1998 9,73 91,43 71,92 19,50 8,57 1999 8,99 105,87 73,23 32,64 -5,87

2000 13,78 82,36 41,14 41,22 17,642001 16,72 81,87 48,97 32,90 18,13 2001 16,72 81,87 48,97 32,90 18,13 2002 13,77 95,16 51,71 43,45 4,84 2003 13,44 90,48 49,09 41,40 9,52 B/q 91-03 13,33 75,90 55,77 20,12 24,10 Ghi chú: Cột 2 + cột 5 = 100

Cũng số liệu tính được về tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của toàn công nghiệp qua các năm ở bảng 1.

Qua số liệu tính toán được của các bảng 1 và 2 cũng như biểu diễn kết quả tính toán qua sơ đồ 1 về tốc độ tăng TFP của toàn công nghiệp Việt Nam từ 1991 đến 2003, ta nhận thấy:

Công nghiệp Việt Nam từ năm 1991 đến 2003 có tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phần lớn các năm đều tăng (12 năm tăng và 1 năm giảm) song tăng không đều và tăng còn thấp. Năm 1992 tăng cao nhất (12,01%), tiếp đến năm 1991 (6,27%) và năm 1993 (5,45%), các năm 1995, 1998 và 2002 tăng ở mức dưới 1% (từ 0,46% đến 0,83%). Riêng năm 1999 tốc độ tăng TFP giảm 0,53%. Tuy nhiên TFP của công nghiệp xét theo cả thời kỳ dài thì tính bình quân chung giữa các năm thời kỳ 1991-2003 vẫn tăng (3,21%).

Xét theo xu thế tăng thì từ năm 1991-1997 năng suất các nhân tố tổng hợp tăng khá hơn. Đến năm 1998 giảm đi và đặc biệt thấp ở năm 1999, từ năm 2000-2003 năng suất các nhân tố tổng hợp bắt đầu tăng lên nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng giai đoạn 1991-1997, và do vậy tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 1996-2003 thấp hơn mức bình quân chung cả thời kỳ 1991-2003 (1,62% so với 3,21%).

Xét về cơ cấu đóng góp đối với tốc độ tăng của giá trị tăng thêm ta thấy những năm từ 1991 đến 1997 (trừ 1995) tăng TFP đóng góp khá lớn (từ 17,73% đến 68,22%). Năm 1998 đến 1999 đóng góp ít hơn (riêng năm 1999 đóng góp “âm”. Và đến những năm 2000 trở đi tỷ lệ đóng góp có cao hơn nhưng vẫn kém những năm đầu.

Khi tính bình quân năm thời kỳ 1991-2003 của công nghiệp tăng do tăng năng suất các nhân tố tổng hợp có mức đóng góp 24,10%; đứng vị trí thứ hai sau mức đóng góp của tăng tài sản cố định (55,77%). Đứng ở vị trí cuối cùng là mức đóng góp của tăng lao động (20,12%) còn nếu tính bình quân năm thời kỳ từ 1996-2003 thì tăng TFP đóng góp ở mức dưới 15%.

Có thể nói rằng trong hơn chục năm qua sản xuất của công nghiệp Việt Nam có phần lớn các năm có tốc độ tăng GTTT đạt trên 10%. Duy

có 2 năm 1998 và 1999 chỉ tiêu này đạt 9,73% và 8,99% (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực) và cũng chính là 2 năm có TFP thấp. Riêng năm 1999 năng suất các nhân tố tổng hợp giảm 0,53%. Trên cơ sở tính toán và phân tích tốc độ tăng TFP cho thấy tốc độ tăng trưởng về giá trị tăng thêm trên đây của công nghiệp chủ yếu vẫn là do mở rộng quy mô sản xuất bằng cách đầu tư thêm vốn tức là để làm tăng giá trị tài sản cố định. Tác động của các yếu tố đổi mới sản xuất, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng lao động,v.v... (các nhân tố chất lượng) có làm tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, tức là góp phần làm tăng giá trị tăng thêm, nhưng còn ở mức khiêm tốn. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tăng trưởng trong công nghiệp tuy đã có tiến bộ, song cũng còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư trong sản xuất công nghiệp còn nặng về đầu tư theo chiều rộng hơn là chú ý đến đầu tư theo chiều sâu

Thấy gì từ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?

Người gửi: nongthigiang -- 29/03/2008

Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát.

Tăng trưởng do các yếu tố đầu vào

Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%.

Từ sự đóng góp như trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.

Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp

Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%. Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua.

Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan

trọng vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt.

Một mặt, do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.

Ba là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng

góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay. Điều đó cũng chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu.

Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao

TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu. Gần đây, trên các diễn đàn hội thảo và trên một số phương tiện

thông tin đại chúng, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR.

Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà các chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP. Hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.

Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau:

Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995).

Một phần của tài liệu Vai trò các nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế (Trang 41)