Công nhân điện tàu thuỷ Bậc

Một phần của tài liệu Tieu chuan cap bac cong nhan nganh thuy san (Trang 28)

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản như mạch điện chiếu sáng gồm: công tắc, cầu chì, ổ cắm điện, đèn, quạt.

2. Biết tên gọi và công dụng của các loại dây dẫn điện như: dây cao su, dây cao su bọc vải, dây bọc ni lông và một số vật liệu cách điện như: nỉ, giấy, vải.

3. Biết sử dụng các dụng cụ đơn giản dùng trong sửa chữa điện như: kìm, kéo, tuốc nơ vít, đèn thử, bút thử điện, đồng hồ đo điện.

4. Biết nguyên lý cơ bản của máy điện một chiều, động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha, biết công dụng của cầu chì bảo vệ.

5. Biết kiến thức về an toàn điện và cấp cứu khi có tai nạn điện.

b) Làm được:

1. Tháo lắp, lau chùi và cho dầu mỡ các loại quạt điện, động cơ điện xoay chiều 3 pha có công suất từ 0,6 đến 7 kw.

2. Sửa chữa thay thế được các cầu chì hạ thế.

3. Tháo lắp và quấn lại các cuộn dây của khởi động từ, rơ le có sự hướng dẫn của thợ bậc trên.

4. Sửa chữa những hư hỏng thông thường của mạng điện chiếu sáng đơn giản. 5. Lắp ráp được bảng điện gồm: công tác, cầu chì, ổ cắm đèn, quạt.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc được sơ đồ mạch điện chiếu sáng của 1 phân xưởng và nguyên lý chung của hệ thống điện tàu thuỷ.

2. Đọc và hiểu được bản vẽ sơ đồ trải của cuộn dây máy điện xoay chiều 3 pha đơn giản 1 tốc độ.

3. Đọc và hiểu đuợc các số liệu ghi trên bản vẽ máy điện, khí cụ điện.

4. Nắm được nguyên lý cơ bản của dòng điện 1 chiều, dòng điện xoay chiều, máy phát điện.

5. Biết tên, công dụng của các loại dụng cụ đồ nghề, đồng hồ điện dùng trong điện tàu thuỷ.

b) Làm được:

1. Tháo lắp, lau chùi các động cơ điện xoay chiều có công suất đến 20 kw. Đấu động cơ cho chạy phải, trái và Y - D tuỳ theo điện thế lưới điện.

2. Dùng phương pháp thử để tìm ra được chạm pha hay chạm mát và xác định được đầu và cuối của cuộn dây máy điện.

3. Sửa chữa những hư hỏng thông thường của khởi động từ Rơ le. 4. Biết phương pháp nối dây và bọc lại dây sau khi nối.

5. Thi công được hệ thống chiếu sáng của tàu thuỷ có công suất đến 135 cv.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ sơ đồ trải của máy điện 1 chiều đơn giản, xoay chiều 3 pha nhiều mạch song song, mạch của mạng điện chiếu sáng và động lực của 1 phân xưởng. 2. Hiểu biết về điện tàu thuỷ và đọc được sơ đồ điện loại tàu thường làm (như tàu cá 300 cv, tàu vận tải 400 tấn).

3. Hiểu biết về các loại dụng cụ đo điện như: đồng hồ đo cường độ dòng điện, điện áp, điện trở; dụng cụ đo về cơ khí như: thước cặp, panme.

4. Biết tiêu chuẩn các cấp cách điện của những vật liệu cách điện thường dùng. 5. Phân biệt được máy điện đồng bộ và di bộ.

6. Đọc và hiểu các số liệu ghi trên nhãn của máy điện, thiết bị điện, từ đó chọn các thiết bị đóng ngắt và bảo vệ tương ứng.

7. Biết một số phương pháp tẩm sấy máy điện thông thường.

b) Làm được:

1. Sửa chữa động cơ điện xoay chiều có công suất đến 14 kw, các hư hỏng thông thường của máy điện 1 chiều và máy phát điện xoay chiều công suất đến 15 KVA. 2. Quấn lại các loại động cơ điện có công suất đến 1,7 kw.

3. Chọn được cầu chì thích hợp cho từng loại thiết bị phù hợp yêu cầu kỹ thuật. 4. Sử dụng được các loại đồng hồ đo điện như : đồng hồ ampe, vôn, ôm ...

5. Đi dây, lắp ráp thành bảng điện chính cho tàu cá 300 cv theo hướng dẫn của thợ bậc trên.

6. Mắc được bình điện nối tiếp, song song và hỗn hợp theo điện thế và dòng điện thích hợp.

7. Sửa chữa được máy nạp điện 1 chiều.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc đuợc các bản vẽ cấu tạo, sơ đồ cuộn dây các loại máy phát điện 1 chiều, xoay chiều 2 tốc độ, sơ đồ chiếu sáng và động lực của tàu cá tới 600 cv.

2. Biết nguyên lý cơ bản của hệ thống phân chia điện năng tàu thuỷ.

3. Hiểu được nguyên lý cấu tạo của một số máy phát điện có kích thích chỉnh lưu bán dẫn, máy biến thế tụ điện.

4. Biết nguyên lý vận hành, cấu tạo và phân biệt sự khác nhau căn bản giữa máy điện 1 chiều và xoay chiều, giữa động cơ rô to lồng sóc và dây quấn, giữa máy điện 1 chiều kích thích song song, nối tiếp, hỗn hợp và độc lập.

5. Có kiến thức tối thiểu về điện tử dùng trong công nghiệp, biết ký hiệu và ý nghĩa của các số liệu trên các linh kiện vô tuyến điện.

b) Làm được:

1. Sửa chữa các hỏng hóc của động cơ điện xoay chiều, 1 chiều, động cơ nhiều tốc độ, máy phát điện 1 chiều có công suất đến 30 KVA.

2. Sửa chữa và lắp đặt các tủ điện và bảng điện cho 1 phân xưởng hoặc cho tàu có công suất đến 400 cv.

3. Quấn được các loại động cơ điện hoặc máy hàn xoay chiều đến 20 kw theo mẫu. 4. Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thường dùng trong nghề của mình.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Đọc được sơ đồ và hiểu được tác dụng của các mạch chỉnh lưu 3 pha: chỉnh lưu bằng bán dẫn hoặc chỉnh lưu bằng điện tử; các mạch điện tử khuyếch đại công suất. 2. Vẽ được sơ đồ mạch điện chiếu sáng 1 phân xưởng.

3. Đọc được bản vẽ sơ đồ trải của các máy điện, khí cụ điện, mạch điều khiển và khống chế của hệ thống truyền động điện tàu cá cỡ 800 - 1000 cv, sơ đồ điều khiển tự động của các máy lái.

4. Hiểu được nguyên lý làm việc của tất cả các loại dụng cụ, thiết bị đo điện.

5. Nắm được tính năng, công dụng một số linh kiện điện tử bán dẫn dùng trong tàu thuỷ.

b) Làm được:

1. Lắp ráp và kiểm tra phát hiện những hư hỏng của máy điện.

2. Sửa chữa các khí cụ điện, cầu dao tự động của bảng điện chính, trạm phát có công suất đến 300 kw.

3. Sửa chữa hư hỏng của các loại máy điện 1 chiều, xoay chiều có công suất tới 100 kw, quấn lại các động cơ máy phát tới 20 kw.

4. Tháo, lắp và sửa chữa được các loại máy tời cẩu hàng, tời neo của những tàu công suất tới 1000 cv.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Đọc tất cả các bản vẽ điện phức tạp của máy điện, khí cụ điện, mạng điện, hệ thống điện tàu cá và tàu vận tải công suất đến 1000 cv.

2. Phân biệt được các mạch cơ bản như: khuyếch đại, chỉnh lưu. Đọc được sơ đồ các loại khuyếch đại điện tử như: khuyếch đại 1 chiều và thiết bị bảo vệ.

3. Có khái niệm về điều chỉnh và khống chế.

4. Hiểu được mạch điều khiển và khống chế hệ thống truyền động điện máy lái, máy tời, máy neo, máy cẩu hàng.

5. Hiểu được nguyên lý làm việc của các hệ thống báo cháy, báo sự cố, la bàn, ra đa, hệ thống đèn tín hiệu hàng hải.

1. Sửa chữa các loại máy điện 1 chiều, xoay chiều có công suất từ 200 kw trở xuống, quấn đuợc động cơ máy phát công suất đến 40 kw.

2. Tính thay thế để cải tạo máy điện có điện thế hoặc vòng quay khác do yêu cầu thực tế.

3. Lắp ráp được hệ thống điện chiếu sáng và động lực cho tàu cá công suất tới 800 cv.

4. Sửa chữa được những hư hỏng của các thiết bị điều khiển từ xa của tàu có công suất từ 1000 cv trở lên.

5. Sửa chữa được hệ thống điện tử trong các thiết bị rơ le thời gian, tạo xung hoặc khuyếch đại 1 chiều.

6. Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, nâng cao được năng suất lao động và chất lượng.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Hiểu sơ đồ những mạch điện của hệ thống điều khiển tàu theo chương trình có chỉ dẫn.

2. Biết được yêu cầu kỹ thuật cơ bản của tất cả các hệ thống truyền động điện như: tời lưới, máy chế biến.

3. Hiểu và sử dụng thành thạo các thiết bị của hệ thống tự động, điều khiển từ xa, nguyên lý truyền động điện từ động cơ chính đến chân vịt.

b) Làm được:

1. Sửa chữa được các loại máy điện đặc biệt như: máy điện khuyếch tán, máy phát đo tốc độ các loại máy điện, nắn điện kích thích bằng bán dẫn.

2. Lắp ráp được tất cả các loại máy điện, thiết bị điện, dụng cụ điện dùng trên tàu thuỷ và giải quyết đuợc những khó khăn về kỹ thuật điện tàu thuỷ.

3. Tự bố trí được thiết bị cần thiết để kiểm nghiệm xác định chất lượng của máy điện và khí cụ điện sau khi đã sửa chữa xong. Kiểm tra được toàn bộ hệ thống điện trên tàu thuỷ.

4. Sửa chữa được các hư hỏng của máy hàng hải, máy dò độ sâu, ra đa và các máy móc, thiết bị khác đang sử dụng trong nghề.

5. Tổng kết được kinh nghiệm trong nghề và đề xuất các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tieu chuan cap bac cong nhan nganh thuy san (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w