a. “Cực điểm” và “hô hấp lần hai”.
Trong khi chạy ở các cự ly trung bình và dài thường xuất hiện sau khi chạy một thời gian không lâu hiện tượng tức ngực, khó thở, cảm giác chân nặng, động tác không còn nhịp nhàng…Hiện tượng này gọi là “cực điểm”. “Cực điểm ” xuất hiện là do khi cơ thể chuyển đổi từ trạng thái tương đối ổn định sang trạng thái hoạt động kịch liệt, chức năng của trạng thái vận động đã chuyển hoá sang trạng thái làm việc, nhưng các cơ quan nội tạng (VD hệ thống hô hâp, hệ tuần hoàn…) tính ỳ vẫn cao trong thời gian ngắn không thể phát huy chức năng hoạt động ở mức độ cao nhất, khiến cho cơ thể thiếu Ôxy, một lượng lớn Axit lattíc và CO2 được tích tụ làm cho mối quan hệ giữa trung khu thần kinh thực vật và tủy sống bị thay đổi về nhịp điệu phối hợp, gặp phải tình trạng dừng tạm thời, do vậy mà xuất hiện “cực điểm”. Sau
khi xuất hiện cực điểm chỉ cần giảm tốc độ chạy thích hợp, hít thở sâu, kiên trì với động tác chạy về trước thì những cảm giác không tốt do “cực điểm” tạo ra sẽ mất đi, động tác sẽ nhịp nhàng, nhẹ nhàng có lực trở lại, năng lực làm việc lại bắt đầu được nâng lên, hiện tượng này được gọi là “hô hấp lần hai”.
b. Chú ý tính hợp lý giữa lượng vận động và cường độ vận động .
Trong vận động cần phải chú ý tính hợp lý giữa lượng vận động và cường độ vận động. Căn cứ vào thực trạng cơ thể để xây dựng một kế hoạch vận động tương ứng, sắp xếp lượng vận động và cường độ vận động, khi bắt đầu không nên quá lớn để tránh việc phát sinh những chấn thương. Cũng không nên quá nhỏ, bởi nếu quá nhỏ sẽ không đạt được hiệu quả tập luyện, nên lựa chọn tập luyện với lượng vận động và cường độ vận động thích hợp. Khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi nên điều chỉnh kế hoạch tập luyện, làm cho lượng vận động và cường độ vận động tương ứng với trạng thái cơ thể, như vậy sẽ có tác dụng tốt hơn đối với việc nâng cao sức khoẻ và thể chất người tập.
8. Thả lỏng.
Thả lỏng là một phương pháp tiêu giảm mệt mỏi, thúc tiến sự phục hồi thể lực của cơ thể. Thông thường mà nói, sau khi con người tham gia vào các hoạt động kịch liệt mà dừng hoạt động ngay lập tức thì sẽ khó có thể tránh khỏi việc phát sinh hiện tượng chóng mặt, bị ngất, thậm chí còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khó lường. Do vậy, khi kết thúc các vận động, bắt buộc phải thực hiện các vận động thả lỏng, làm cho con người chuyển từ trạng thái vận động căng thẳng sang trạng thái tương đối yên tĩnh. Vấn đề, thông thường rất nhiều người không biết tính quan trọng của thả lỏng sau tập luyện, thường không coi trọng thả lỏng sau vận động do vậy khuyến cáo với mọi người: Sau vận động, đặc biệt là sau những vận động kịch liệt, nhất định phải tiến hành thả lỏng.