NĂM 2004-2006
ĐVT: 1000 USD
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy một nghịch lý là: năm 2004 sản lượng xuất sang Mỹ là 2.887,65 tấn với gía trị là 33.734,50 (ngàn USD) đến năm 2005 thì Công ty xuất được 3.019,65 tấn nhưng chỉ đạt giá trị là 26.784,25 (ngàn USD). Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do năm 2005 Công ty đã bị Mỹ kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá basa và sau vụ kiện đó thì Mỹ đánh thuế rất cao đối với hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và của Cafatex nói riêng nhưng có điều quan trọng Cafatex lại là một trong những Công ty lọt vào danh sách bị kiện. Do đó, hàng xuất đi thì nhiều nhưng giá trị nhận đựợc lại thấp hơn năm 2004.
Ngoài ra, để xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ ngày càng cao thì Công ty phải có thật nhiều biện pháp tối ưu như là thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến của vụ kiện cũng như diễn biến về tình hình mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định phương án kinh doanh của Công ty cho phù hợp. Và hiện nay, công ty Cafatex cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng tỷ trọng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng để xuất vào thị trường Mỹ, nâng cao hiệu quả sản xuất, mặt khác, để giảm áp lực do công suất chế biến tăng quá nhanh so với tốc độ tăng nguyên liệu đưa vào chế biến. Vì vậy, việc nỗ lực để giữ thị trường Mỹ đóng vai trò rất cần thiết kể cả vấn đề thị phần tại thị trường này có thể giảm xuống.
Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu
của Công ty nên Công ty cần phải quan sát thật chính xác và rõ ràng. Qua báo cáo xuất khẩu của Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu qua 3 năm không ngừng tăng từ 7046.16 (1000 USD năm 2004 lên 13089.55 (1000 USD), tăng gấp ba lần. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cafatex nói
riêng đã có những nổ lực trong việc tìm thị trường để bù lại sự mất mát ở thị trường Mỹ trong những năm qua.
Bảng 9: Bảng tổng hợp sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU của Cafatex