Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH (Trang 26)

III. Nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính của

2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó sẽ cho phép các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp .Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu để quản lý doanh nghiệp.

Phân tích khái quát tình hình tài chính trước hết là căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên BCĐKT để so sánh tổng số tài sản (vốn) và tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị đã sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Từ đó xác định sự biến đổi nào là hợp lý, tích cực ngược lại đâu là bất hợp lý, tiêu cực để có phương án phân tích chi tiết và hoạch định những giải pháp trong quản lý và điều hành. Cần lưu ý là số tổng cộng của “tài sản” và “nguồn vốn” tăng giảm cho nhiều nguyên nhân nên chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giả sử tổng tài sản trong kỳ tăng, chưa thể kết luận là quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, mà quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng có thể là do vay nợ thêm, đầu tư hoặc kinh doanh có lãi. Vì thế cần phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong BCĐKT:

2.1.1. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong BCĐKT

Để nắm bắt đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong BCĐKT.

Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm hai loại cơ bản:

Tài sản lưu động( loại A. Tài sản). Tài sản cố định ( loại B. Tài sản).

Nguồn hình thành lên hai loại tài sản cơ bản trên chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu (loạiB. Nguồn vốn). Bởi vậy ta có cân đối (1) sau đây:

(I+IV) A. TS +(I) B.TS = B.NV (1)

Cân đối (1) chỉ mang tính chất lý thuyết nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể trang trải cho tài sản cần thiết, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Điều này trên thực tế không bao giờ xảy ra mà nó chỉ xảy ra trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: (I+IV) A. TS + (I) B.TS > B.NV

Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản cho mọi hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy để hoạt động sản xuất

kinh doanh của mình được bình thường, doanh nghiệp phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác dưới nhiều hình thức như mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn thanh toán.

Trường hợp 2: (I+IV) A. TS + (I) B.TS < B.NV

Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sử dụng không hết cho tài sản (thừa nguồn vốn) nên đã bị các doanh nghiệp và các đối tượng khác chiếm dụng dưới các hình thức như doanh nghiệp bán chịu thành phẩm, hàng hoá hoặc ứng trước tiền cho người bán, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược...

Do thiếu nguồn vốn để bù đắp cho tài sản , buộc doanh nghiệp phải trang trải vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do đó ta có cân đối (2) như sau:

(I+II + IV)A.TS + (I+II+III+IV).B.TS =(I).B.NV+ Vay (ngắn hạn và dài hạn) (2)

Cân đối (2) chỉ mang tính chất lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu cộng với vốn vay doanh nghiệp có thể trang trải cho mọi tài sản của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác và cũng không bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Trên thực tế cân đối này hầu như không xảy ra mà chỉ xảy ra hai trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải.

Trong trường hợp này, mặc dù doanh nghiệp đã đi vay nhưng vẫn bị thiếu nguồn vốn để bù đắp cho tài sản nên buộc phải đi chiếm dụng. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bước đầu có dấu hiệu không lành mạnh.

Trường hợp 2: Vế trái < Vế phải

Trong trường hợp này nguồn vốn của doanh nghiệp không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh (thừa nguồn vốn) nên đã bị các đơn vị khác chiếm dụng.

2.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:

Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào tiềm lực về nguồn vốn và quy mô tài sản đồng thời phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Muốn vậy chúng ta phải xem xét cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không.

a) Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản:

Phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tống số tài sản dễ thấy mức độ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuỳ theo từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần phải có lượng dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Nếu là doanh nghiệp thương mại thì cần phải có lượng hàng hoá dự trữ đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra...

Đối với các khoản nợ phải thu, tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngoài ra khi nghiên cứu đánh giá phải xem xét tỷ suất đầu tư trang bị TSCĐ, đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

Căn cứ vào số liệu trên BCĐKT vào ngày cuối kỳ (quý, năm) ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản:

Bảng 1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản

Đầu năm Cuối năm Cuối kỳ so với đầu năm Chỉ tiêu Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng A- TSLĐ và ĐTNH I- Tiền

II- Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn

III- Các khoản phải thu

IV- Hàng tồn kho

V- TSLĐ khác

VI- Chi sự nghiệp

B- TSCĐ và ĐTDH

I- TSCĐ

II- Đầu tư tài chính dài hạn

III- Chi phí XDCB dở dang

IV- Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn

Tổng cộng tài sản

Nếu tổng số tài sản của doanh nghiệp tăng lên, thể hiện quy mô vốn của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại. Cụ thể:

Về TSCĐ của doanh nghiệp: nếu tăng lên thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp được tăng cường, quy mô vốn về năng lực sản xuất được mở rộng và xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tốt.

Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp nếu tăng thì đây là xu hướng tốt vì sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu tư theo chiều sâu, việc đầu tư thêm trang thiết bị được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này được xác định bằng công thức:

TSCĐ và Đầu tư dài hạn

Tỷ suất đầu tư = * 100% Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh tế cụ thể.

Chi phí XDCB: nếu tăng lên thể hiện doanh nghiệp đầu tư thêm công trình XDCB dở dang, nếu giảm thể hiện một số công trình XDCB đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng làm tăng giá trị TSCĐ.

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp: nếu tăng lên sẽ làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp thuận lợi và ngược lại. Tuy nhiên, vốn bằng tiền ở một mức độ hợp lý là tốt, vì nếu quá cao sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, nhưng quá thấp lại ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: nếu tăng lên thể hiện doanh nghiệp ngoài đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn đầu tư cho lĩnh vực tài chính khác và ngược lại.

Các khoản phải thu: nếu tăng thì doanh nghiệp cần tăng cường công tác thu hồi vốn, tránh tình trạng bị ứ đọng và sử dụng vốn không có hiệu quả. Nếu các khoản phải thu giảm thì chứng tỏ doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt được hiện tượng bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Hàng tồn kho: nếu giảm chứng tỏ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu tăng doanh nghiệp phải xem xét lại sản phẩm hàng hoá của mình có phù hợp với nhu cầu của thị trường không. Mặt khác, để đánh số dư hàng tồn kho tốt hay chưa tốt, cần phải so sánh với số dự trữ theo kế hoạch. Số dư hàng tồn kho tăng hay giảm so với dự trữ cần thiết là đều không tốt, bởi vì nếu tăng sẽ gây ứ đọng vốn, nếu giảm sẽ dẫn đến thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gây ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, qua bảng phân tích trên không những cung cấp thông tin về sự tăng lên hay giảm đi về cả số tương đối và số tuyệt đối của mỗi loại tài sản mà còn biết được cơ cấu của từng loại trong tổng số. Từ đó, có thể đánh giá mức độ hợp lý của việc phân bổ, nhìn vào đây để nhận định sự biến động của các khoản mục trong tương lai.

Bên cạnh việc phân tích được cơ cấu tài sản, chúng ta cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ độc lập, tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.

b) Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn:

Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ:

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = *100% Tổng nguồn vốn

Tỷ suất tài trợ này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt. Tỷ suất này bằng 0.5 được coi là bình thường

Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Đầu năm Cuối kỳ Cuối kđầỳ so vu năớmi Chỉ tiêu Số tiền Ttrỷọ ng Số tiền trTỷọ ng Số tiền Ttrỷọ ng A- Nợ phải trả I- Nợ ngắn hạn II- Nợ dài hạn III- Nợ khác B- Nguồn vốn Chủ sở hữu I- nguồn vốn, quỹ

II- Nguồn kinh phí

Tổng cộng nguồn vốn

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần thiết phải tính tỷ suất nợ chung của doanh nghiệp:

Nợ phải trả

Tỷ suất nợ = *100% = 1- Tỷ suất tự tài trợ Tổng tài sản

Tỷ suất nợ bằng 0.5 được coi là bình thường. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt vì doanh nghiệp không phải đi chiếm dụng vốn để đầu tư cho tài sản của doanh nghiệp. Để đánh giá mối quan hệ giữa các nguồn tài sản ta còn sử dụng một số tỷ suất sau: Nợ dài hạn Tỷ suất nợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu =

Nguồn vốn chủ sở hữu

Hai tỷ suất này cho biết tỷ lệ giữa nợ dài hạn và nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu là cao hay thấp. Nếu là cao chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp là kém và doanh nghiệp khó có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)