Các dạng lời nói: độc thoại nội tâm, đối thoại

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lạ hóa trong truyện của Anton Chekhov (qua nhóm truyền về trẻ em và phụ nữ (Trang 74)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2Các dạng lời nói: độc thoại nội tâm, đối thoại

3.2.1 Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm (tiếng Pháp: Monlogue int'erieur; tiếng Anh: Interion monologue; tiếng Nga (đã chuyển ngữ sang la tinh): Vnoutrenni monolog) là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.

Độc thoại nội tâm là một loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn bản nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn) là phương thức để truyền đạt tư tưởng, tình cảm nên các nhà văn thường sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật, nhằm thể hiện chân thực, sống động, nhân cách con người, với những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm thường thấy trong xã hội loài người. Khi sử dụng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử dụng một ngôn ngữ riêng, bỏ qua người đối thoại trực tiếp để đào sâu tính cách, tâm hồn của nhân vật. Có thể coi đó là hành vi “mượn lời” (mượn lời nhân vật) để thể hiện ý đồ của tác giả; điều này

77

làm hoạt động ý thức của nhân vật sinh động hơn, nhân vật được khai thác sâu hơn, chân thực và sống động hơn.

Lời nội tâm là một dạng đặc biệt của lời trực tiếp. Thực chất nó không phải là lời giao tiếp, mặc dầu nhân vật có thể hướng đến ai đó hoặc là lời được cấu tạo theo cách của lời tự nhiên. Lời nội tâm (độc thoại nội tâm) thường được chỉ ra bằng các từ “tự nhủ”, “thầm nghĩ” và không phải bao giờ cũng rành rọt mà thường rối ren, lộn xộn, chắp nối.

Độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) là một hình thức độc thoại đặc biệt, phong phú về hình thức, đa dạng về cách thức thể hiện và hoàn cảnh sử dụng. Trong văn xuôi, độc thoại nội tâm là một biện pháp bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín. Theo Tamara Motuliova thì độc thoại nội tâm “bao gồm lời nói không phát ra lời của nhân vật; lời nửa trực tiếp, nơi mà tác giả nhân danh mình nhưng lại nắm bắt từ ngữ và ngữ điệu của nhân vật, và lời độc thoại nội tâm trong đó có tiếng nói nhân vật dường như được tách ra làm hai tiếng nói tranh cãi nhau, và hàng loạt lời suy luận chặt chẽ của những ý nghĩ mù mờ hỗn loạn. Tất cả các hình thức đó giúp cho nhà tiểu thuyết tái hiện một cách chân thực, không giản lược toàn bộ thế giới tâm hồn, trí tuệ của con người ngày càng phức tạp, thường là mâu thuẫn”.

Trong ngôn ngữ học, độc thoại còn được gọi là đơn thoại. Đó là hình thức giao tiếp trong đó chỉ có một bên nói còn một bên tiếp nhận. Không có phản ứng của một người thứ hai và không bị tác động và chi phối bởi các nhân tố ngôn cảnh của một cuộc thoại. Thoại trường ở đây không có các vai cùng tham gia với tư cách các tham thoại như nhà lí luận văn học Nga G.N Pôpêlốp cũng từng viết: "Lời độc thoại là lời không nhằm hướng tới người khác và tác động qua lại giữa người và người".

78

Như vậy có thể nói đặc thù của độc thoại là hình thức giao tiếp một chiều. Độc thoại có cũng có nhiều kiểu loại, hình thức khác nhau. Chúng ta thường gặp một loại độc thoại đặc biệt rất phổ biến trong văn bản nghệ thuật (các tác phẩm văn học) đó là độc thoại nội tâm. Lời độc thoại nội tâm là lời xuất phát từ tâm sự của chính nhân vật tự sự và rất tự nhiên, không gò bó. Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.

Trong truyện ngắn của A.Chekhov, độc thoại nội tâm thường thể hiện tâm trạng của nhân vật đau đớn, giằng xé, tâm trạng chán chường, thất vọng, buồn bã và đau khổ. Đó cũng chính là mâu thuẫn, xung đột giữa nhân vật với hoàn cảnh, xung đột trong bản thân nhân vật và giữa các tính cách khác nhau.

A.Chekhov chủ trương “cốt truyện càng đơn giản càng tốt”. Ông không nhấn mạnh các biến cố. Ngay ở những truyện có biến cố lớn, gay cấn, A.Chekhov cũng không dùng giọng điệu gay gắt và mầu sắc đậm để gây ấn tượng. Ông không chú trọng vào xung đột nổi trong truyện mà dụng công xây dựng xung đột chìm bằng cách tăng ý nghĩa tượng trưng của từng chi tiết, tạo dòng chảy ngầm, mạch ngầm văn bản, chất trữ tình của văn tự sự. Những câu chuyện ông kể tưởng chừng vô thưởng vô phạt như chuyện thằng bé viết thư cho ông, con sen trông em buồn ngủ, truyện người phụ nữ có con chó nhỏ, những người đàn bà trong cuộc sống thường ngày… nhưng đằng sau câu chữ là những thông điệp ngầm đầy ý nghĩa.

Truyện ngắn của A.Chekhov phần lớn đi sâu vào những xung đột cơ bản của cuộc sống. Ông đã điểm đúng huyệt cuộc đời bằng những tác phẩm của mình. Xung đột trong truyện ngắn A.Chekhov không mang tính chất hình thức, cốt truyện bên ngoài mà chỉ có sự vận động của cốt truyện bên trong. Đó là xung đột trong bản thân nhân vật, xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh, xung

79

đột trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau. Kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn A.Chekhov chủ yếu có hai loại: đi thẳng vào giữa truyện và kết cấu tuyến tính, theo mạch thời gian.

Truyện ngắn Buồn ngủ giải quyết xung đột giữa thực tại áp bức với bản tính vô tư hồn nhiên của trẻ nhỏ bằng lối thoát tâm lý. Varka – con sen mười ba tuổi với công việc quen thuộc là lắc cái nôi có đứa bé nằm, miệng lẩm bẩm hát ru “Ru hời ru hỡi là ru…” mỗi đêm. Một đứa trẻ mười ba tuổi bị giao hàng trăm công việc nhà từ sáng tới tối, và đêm xuống, khi nhu cầu ngủ cần phải được đáp ứng thì nó lại phải ngồi trông em. Thằng bé khóc nhiều, khóc mãi đến khản đặc và kiệt sức. Trong khi Varka thì “mắt cứ ríu lại, đầu cứ gục xuống, cổ mỏi rã rời”. Trong lúc thiếp đi với giấc ngủ chập chờn, Varka nhớ lại những kỉ niệm đau đáu với gia đình, với tuổi thơ của nó. Một tuổi thơ nghèo, cơ cực nhưng ít ra nó cũng chưa bao giờ thiếu thốn giấc ngủ như bây giờ. Đã quá nửa đêm, giấc ngủ ùa về cũng là lúc nó phải thức dậy làm việc nhà. Giữa mong muốn của bản thân và thực tế cuộc sống làm thuê nó không được làm theo ý mình. Xung đột được miêu tả từ thấp đến cao, lúc đầu khung cảnh, công việc được miêu tả rất bình thường, hai gian phòng, công việc nhẹ nhàng quen thuộc… Nhưng càng gần kết thúc truyện tần suất cơn buồn ngủ cũng như sự khó chịu khổ sở của nó càng tăng lên. Ngay cả những lúc công việc nhiều nhất, như con thoi từ nơi này qua nơi khác nhưng nó vẫn chỉ muốn rũ xuống vì buồn ngủ. “Có những phút cứ muốn bất chấp mọi sự, ngã lăn ra mà ngủ” [3, tr. 267]. Chính nỗi khổ sở ấy đã dẫn đến những thắc mắc và suy ngẫm của nó về cuộc sống hiện tại: “sức mạnh nào bó chân bó tay nó lại, bóp nghẹt nó và không để cho nó sống? (…) lắng nghe tiếng khóc dạ đề, nó tìm ra kẻ thù đang ngăn trở nó, không cho nó sống. Kẻ thù ấy chính là thằng bé. Varka cười khanh khách. Nó lấy làm lạ: sao một chuyện vặt như thế mà trước đây nó lại không hiểu nổi!” Từ ý nghĩ “quái gở” choán hết tâm trí nó và dẫn đến hành động “Nó thấy thích rơn lên khi nghĩ mình sắp thoát khỏi thằng bé đang trói chân tay nó… Giết thằng bé đi rồi ngủ, ngủ,

80

ngủ thật đẫy” [3, tr. 269]. Ý nghĩ ấy chỉ xuất hiện trong đầu của Varka và không ai biết, không ai chỉ rõ cho nó nguyên nhân chính cũng như một con đường đi đúng đắn nhất. Tử độc thoại nội tâm, nhân vật cũng âm thầm tự hành động để giải thoát cho mình. Độc thoại nội tâm đã thể hiện cách nhìn nhận sự việc ngây thơ, hồn nhiên của Varka, cách suy luận và giải quyết sự việc giản đơn, bộc phát. Xung đột giữa thực tại áp bức với bản tính vô tư hồn nhiên của trẻ nhỏ đã được giải quyết nhưng bạn đọc thấy đắng ngắt nơi cổ họng, xót xa cho thân phận của nó. Nó vô tư hồn nhiên và không hề tính đến phương án bỏ trốn hay hậu quả sau khi bóp cổ đứa trẻ. Câu văn khách quan nhưng phía sau đó ẩn chứa nhiều tâm tư khắc khoải cũng như nỗi đau trăn trở của nhà văn.

Đa số truyện ngắn của A.Chekhov đi thẳng vào xung đột chính. Những mặt trái của xã hội phơi bày trên trang giấy qua giọng kể khách quan, lạnh lùng xen lẫn trữ tình, châm biếm của nhà văn. Dưới ngòi bút của A.Chekhov, cái bình thường đã được miêu tả một cách không bình thường và cái không bình thường hiện lên một cách bình thường. Nhà nghiên cứu Parpernui đã nhận xét “Nếu truyện của Puskin kể về chuyện vừa xảy ra: Một cơn mưa bão, một cuộc chia tay, một phát súng, thì ở A.Chekhov đó là sự mệt mỏi của câu truyện, đó là nỗi buồn bã vì đáng lẽ phải có một sự tiến triển rồi lại không có. Cốt truyện ở A.Chekhov là cái gì đó có thể xảy ra, nên xảy ra rồi lại không xảy ra” [19, tr. 46].

Không chỉ có xung đột địa vị xã hội, trong mối quan hệ giữa các nhân vật, truyện ngắn A.Chekhov còn xây dựng thành công những nhân vật làm nô lệ cho chính bản thân mình. Đó là xung đột trong bản thân nhân vật. Xung đột này thậm chí còn xuất hiện trong khà nhiều tác phẩm của A.Chekhov. Đọc tác phẩm người đọc nhận ra bên trong nhân vật luôn tồn tại hai con người: một con người bên trong và một con người bên ngoài công khai với xã hội. Con người bên trong luôn tìm cách bứt phá ra bên ngoài, được sống là chính mình nhưng cuối

81

cùng nó vẫn cam chịu và sống một cuộc sống mòn mỏi, héo úa, tẻ nhạt. Phải chăng đó cũng chính là nguyên nhân mà nhiều nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến truyện và kịch A.Chekhov có “hai bình diện”. Có người gọi đó là “dòng chảy ngầm”, có người gọi là “cái sau văn bản”, “ý ở ngoài lời”… Bình diện thứ nhất là bình diện nổi, bình diện thông thường mọi người ăn uống, đi lại thăm viếng, hò hẹn chia li, bàn chuyện thời tiết, triết lí, đánh bài đánh bạc… Đó là dòng đời phẳng lặng, buồn tẻ. Bình diện thứ hai là bình diện chìm, bình diện bên trong kín đáo, khó thấy, bình diện tư tưởng, tình cảm, đời sống tâm lí mỗi người, những khát vọng cháy bỏng, những suy tư lớn lao… Hai bình diện đan xen hòa quyện với nhau, khi đó cuộc đời tẻ nhạt, vô vị được soi sáng hiện ra những sắc màu mới, ý nghĩa mới. Đúng như A.Chekhov đã chủ trương : “Tôi muốn nói thật, nói thẳng với mọi người rằng: Hãy nhìn lại mình, hãy nhìn xem chúng ta đang sống tồi, sống tẻ như thế nào. Cái quan trọng để họ thấu hiểu điều đó và khi đã hiểu thế nào họ cũng phải tạo ra cho mình một cuộc sống khác tốt hơn” [17, tr. 25].

Volodia lớn và Volodia bé xây dựng nên một nhân vật Xophia với hai mặt đối lập như vậy. Trong nàng tồn tại hai con người, một mặt là vợ của chồng nàng – Valadimia Nhikiuts, nàng không yêu chồng nhưng sống với chồng, mặt khác là con người khổ sở yêu đương trong nỗi giận hờn sâu kín với người bạn từ thời thơ ấu Vladimia Mikhailuts. Cuộc sống của nàng, nhìn bề ngoài có vẻ tất cả đều ổn nhưng thực ra chính bản thân nàng là một chuỗi những mâu thuẫn giằng xé. Nỗi đau, nỗi giận dỗi của tình yêu khiến nàng quyết định lấy môt người chồng già hơn mình, giàu có và có cùng tên với người nàng thầm yêu thương. Nhưng cũng chính quyết định ấy đã đẩy nàng vào cuộc sống không hề thanh thản, luôn đấu tranh tư tưởng, luôn cảm thấy bế tắc và chán nản. Cuộc sống của bạn nàng – Olia- chọn con đường tu sĩ, rời xa cuộc đời như một tấm gương phản chiếu để nàng băn khoăn chọn con đường đi đúng đắn cho đời mình. A.Chekhov đã thấu hiểu rất rõ nội tâm dằn vặt của Xophia khi ông viết

82

“nàng đã thấy rõ nàng không yêu và không thể yêu chồng, tất cả điều đó chỉ là một sự kì cục xuẩn ngốc…Nếu nàng đã có thể hình dung ra trước được sau khi lấy chồng, nàng phải lâm vào cảnh sống nặng nề, xấu xa, ghê sợ như thế này thì nàng đã không thể nào ưng thuận kết hôn với Iaghich… Và bây giờ không thể sửa lại được lỗi lầm bất hạnh đó. Chỉ còn biết đành lòng cam chịu” [3, tr. 439]. Cuộc sống giả dối ấy vẫn tiếp diễn, bản thân Xophia cũng vào tu viện hàng ngày để than vãn cuộc đời mình. Và xung đột trong bản thân nhân vật vẫn tồn tại suốt cuộc đời, hàng ngày, hàng giờ gặm nhấm mòn mỏi.

Bên cạnh xung đột của các mối quan hệ, xung đột trong bản thân nhân vật, truyện ngắn A.Chekhov còn đi vào miêu tả sâu sắc xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh.

Người vợ sắp cưới là truyện ngắn cuối cùng và cũng là truyện ngắn lạc quan nhất của A.Chekhov, trong tác phẩm những dòng độc thoại nội tâm của Nadia đã cho thấy một sự biến chuyển, thay đổi trong cách nghĩ, cách nhìn nhận của nàng. Nadia đã hai ba tuổi và sắp trở thành vợ chưa cưới của Andray Andorayit. “Cô yêu mến anh, đám cưới đã định vào ngày mùng bảy tháng bảy thế mà cô không cảm thấy sung sướng, đêm đêm cô mất ngủ, niềm vui cũng tiêu tan” [3, tr. 597]. Nỗi buồn ấy là do đâu? Đó chính là những lời nói của người anh Xasa đã dần dần tác động đến Nadia. Giữa cuộc sống nhần tản, thư thái và dường như không ai làm gì cả, chỉ dạo bộ, chơi đùa và nấu ăn, Nadia dần thấy sự trì trệ, không chịu thay đổi và thấy tiếc hơn cả là tuổi xuân phía trước. Mâu thuẫn giữa tính cách và hoàn cảnh dần dần rõ nét hơn, cam go hơn và cần tìm hướng giải quyết cho sự “chán ngấy cuộc sống tù đọng, tẻ nhạt và tội lỗi này.” Ngay cả tình yêu với người chồng sắp cưới, Nadia cũng cảm thấy “đã nghe câu nói đó từ lâu, từ rất lâu hoặc cô đã đọc chỗ nào đó trong cuốn tiểu thuyết cũ nát đã lâu chẳng ai ngó đến nữa” [3, tr. 606]. Càng ngày, Nadia càng thấy không thể hòa nhập với cuộc sống buồn tẻ này, “cô không ngủ được nữa lòng cô xốn xang

83

đau khổ”. Và trong những giấc mơ của Nadia đã thấy thấp thoáng bóng dáng của những khu vườn kỳ ảo, những giếng phun khác thường, muốn đi xa học tập. Khi đám cưới cận kề, cùng chồng đi xem nhà sắp ở, trong cô dấy lên sự mệt mỏi, hối tiếc, “cô căm ghét tất cả các gian phòng này, những giường này, những ghế này, còn bức tranh người đàn bà khỏa thân làm cô ghê tởm” [3, tr. 609]. Và cô biết trái tim mình không còn yêu chồng sắp cưới nữa. Cô “khinh ghét chồng sắp cưới, khinh ghét chính bản thân, khinh ghét cả cuộc sống lười biếng vô nghĩa này”. “Cô đã thấy rõ là cô không còn yêu Andray Andorayit nữa hay có lẽ cô chưa từng khi nào yêu anh, nhưng biết nói điều này thế nào, nói với ai được và nói để làm gì…” [3, tr. 610]. Nadia đã chọn giải pháp trốn khỏi nhà và đi Petecbua học tập. Về thăm nhà, Nadia thấy rõ ràng là cuộc đời cô đã thay đổi hẳn… Cô thấy mình ở đây trơ trọi như người khách lạ, không ai cần đến cô mà cô cũng chẳng cần gì ở đây. Tất cả quá khứ đã rời xa cô và biến mất tăm dạng hệt như bị lửa thiêu cháy, còn tro tàn đã bay theo gió. Những dòng độc thoại nội tâm của Nadia đã thể hiện một sự biến chuyển tích cực, phản kháng và vượt lên cuộc sống nhàm chán, mỏi mòn, cũ kỹ. Nadia đã chọn giải pháp đi khỏi quê

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lạ hóa trong truyện của Anton Chekhov (qua nhóm truyền về trẻ em và phụ nữ (Trang 74)