Tỉnh Ninh Thuận là một trong số ít tỉnh đang phải nhờ Trung Ương trợ cấp về ngân sách, việc tự chủ động tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất - kinh doanh tại các Khu Công nghiệp của tỉnh là tương đối khó khăn và không thể tránh khỏi những phức tạp phát sinh mà khả năng tỉnh không thể giải quyết được, đó là: Ngân sách để chi cho việc giải toả đền bù cho dân khi thu hồi đất sản xuất, ước tính hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó khả năng thu ngân sách mỗi nam của tỉnh cũng chỉ được dưới 300 tỷ đồng, nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh đã trên 1.200 tỷ đồng/năm;
Do vậy, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành ưu tiên phân bổ ngân sách cho tỉnh Ninh Thuận để thanh toán tiền đền bù cho những hộ gia đình phải thu hồi đất để đầu tư các khu công nghiệp để sớm giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án ngay trong năm 2008. Bổ sung vốn đầu tư để xây dựng hệ thống hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư trong các khu công nghiệp của tỉnh.
Các cơ sở đào tạo của tỉnh hiện tại quá ít so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, thiếu cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, quy mô đào tạo quá nhỏ so với nhu cầu tuyển lao động của các nhà đầu tư.
Do vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 về Quy hoạch mạng lưới các
trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020, trong đó có hệ thống các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; ưu tiên bố trí vốn để đào tạo nguồn nhân lực không những cho tỉnh Ninh Thuận mà góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực và cho cả nước.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận sớm thẩm định đề án thành lập Trường Đại học đa ngành tại Ninh Thuận, tên cơ sở sát nhập Trường cao đẳng sư phạm, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật và Trường Trung cấp Y tế để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.