Phải luôn kiên định nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược trong kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Một phần của tài liệu THẮNG LỢI VÀ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ 1965 ĐẾN 1973 (Trang 26 - 31)

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đứng vững trên lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, đề ra đường lối đứng đắn. Đường lối đó xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam và xu thế của thời đại.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong những năm từ 1965 đến 1973 diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp. Liên Xô và Trung Quốc là hai nước XHCN lớn giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, nhưng họ lại có quan điểm khác nhau về cuộc chiến tranh của nhân dân ta. Trong điều kiện đó Đảng phải luôn kiên định nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược trong kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Nắm chắc xu thế vận động và phát triển của thế giới để khai thác sức mạnh của thời đại, đó là điều kiện khách quan, điều kiện không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Nhưng xây dựng và phát triển lực lượng để phát huy sức mạnh dân tộc là điều kiện quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng. Chính vì vậy, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đòi hỏi phải luôn kiên định nguyên tắc chiến lược, giữ vững độc lập, tự chủ trong xác định chủ trương, biện pháp kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đồng thời linh hoạt về sách lược trong xác định đường lối đối ngoại đứng đắn để dân tộc ta kết hợp có hiệu quả SMDT với SMTĐ, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

Trong lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc ta đã đúc rút nhiều kinh nghiệm về kiên định nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược trong kết hợp SMDT với SMTĐ. Những kinh nghiệm đó được nâng lên tầm cao mới từ khi có Đảng lãnh đạo. Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám (1945) đã chứng minh sự kết hợp SMDT với SMTĐ đúng lúc và có hiệu quả của Đảng, trong đó yếu tố bên trong “đem sức ta giải phóng cho ta” là quyết định. Trong khi nhiều nước có cùng hoàn cảnh và điều kiện, không phát huy được SMDT, do đó cũng

không kết hợp được với SMTĐ, đã bỏ lỡ cơ hội “ngàn năm có một” ấy. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền là điều kiện thuận lợi để Đảng quy tụ được SMDT thông qua Nhà nước việt Nam dân chủ cộng hòa. Lúc này, CNXH đã trở thành một hệ thống, là chỗ dựa cho các phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ trở thành một cao trào rộng lớn, trong đó Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, sớm nhận được sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. Tuy vậy, những năm đầu của cuộc kháng chiến, chúng ta chỉ nhận được sự ủng hộ, cổ vũ về tinh thần của nhân dân thế giới. Sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, chúng ta đã khai thông biên giới Việt-Trung, nối liền nước ta với các nước XHCN và thế giới. Từ đó, chúng ta tiếp nhận được nhiều hơn sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới cả về tinh thần, lẫn vật chất, đó là điều kiện thuận lợi để kết hợp SMDT với SMTĐ có hiệu quả nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là một cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là chủ nghĩa xã hội và một bên là chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu. Chúng ra sức tập hợp các thế lực đế quốc và phản cách mạng; chạy đua vũ trang phản kích CNXH và phong trào cách mạng thế giới. Một bên là CNXH và phong trào giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới mà nhân dân Việt Nam đứng ở tuyến đầu. Do đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta không những hoàn thành cách mạng DTDCND mà còn giành thắng lợi cho CNXH, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới. Nhận được điều đó Đảng ta đã kết hợp được cuộc chiến đấu cứu nước của nhân dân ta với cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH của nhân dân thế giới, tạo thành một mặt trận quốc tế rộng lớn ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng đã kết hợp được sức mạnh nhân dân ta với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh to lớn đánh thắng đế quốc Mỹ.

Có được kết quả đó là, Đảng đã kiên định nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược trong kết hợp SMDT với SMTĐ. Vì vậy, Đảng không chờ miền Nam hoàn toàn giải phóng cả nước mới đi lên CNXH, mà Đảng đã sớm xác định đường lối giương cao ngọn ĐLDT và CNXH, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng quan hệ chặt chẽ với nhau: Cách mạng DTDCND ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc, nhằm mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng DTDCND trong cả nước, hoàn thành thống nhất nước nhà, tạo điều kiện đưa cả nước tiến lên CNXH. Thực hiện đường lối đó, Đảng đã không ngừng phát huy sức mạnh truyền thống dân tộc, kết hợp với SMTĐ, để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Đồng thời, trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta luôn luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo trong việc vận dụng những quy luật phổ biến của chiến tranh cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước.

Trong những năm 60, sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc về đường lối quốc tế, kéo theo sự bất đồng của hệ thống XHCN, của phong trào cách mạng thế giới, không có lợi cho ta. Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì thực hiện và giữ vững đường lối độc lập, tự chủ đoàn kết cả với Liên Xô và Trung Quốc. Đường lối đúng đắn của Đảng đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô, nhân dân Trung Quốc, của các nước XHCN và của nhân dân thế giới.

Thực tiễn cho thấy khi nào Đảng không kiên định nguyên tắc chiến lược, không nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo và dập khuôn máy móc theo kinh nghiệm các nước và không linh hoạt về sách lược trong kết hợp SMDT với SMTĐ là khi đó cách mạng gặp khó khăn và tổn thất to lớn.

Do vậy, phải luôn kiên định nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược trong kết hợp SMDT với SMTĐ. Với đường lối đúng đắn đó, Đảng đã phát huy được sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện được trong thực tế một Mặt trận rộng rãi của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, bao gồm các nước trong phe

XHCN, các nước trong phong trào ĐLDT, giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ các nước kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam về mặt tinh thần và cả về mặt vật chất, biểu hiện sinh động dưới nhiều hình thức phong phú, đã làm tăng sức mạnh của nhân dân ta, làm suy yếu đế quốc Mỹ và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của nó.

Kết hợp SMDT với SMTĐ là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính quy luật của cách mạng nước ta. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong những năm từ 1965 đến 1973 đòi hỏi Đảng phải luôn kiên định nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược trong kết hợp SMDT với SMTĐ là kinh nghiệm quý đối với cách mạng Việt Nam.

Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nên luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, tiến bộ trong khu vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức mới: Tình hình thế giới và khu vực đang biến động rất nhanh chóng và phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức khó lường. Trong khi đó, bên cạnh những thành tựu quan trọng của sự nghiệp đổi mới mang lại qua 20 năm qua, đất nước ta đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Do đó, tính chất, nội dung và cách thức kết hợp SMDT với SMTĐ hiện nay cũng đã có sự phát triển mới so với trong những năm kháng chiến chống Mỹ và những năm trước đổi mới. Việc phát huy SMTĐ không thuần túy chỉ là tiếp nhận sự chi viện, giúp đỡ, ủng hộ về vật chất và tinh thần từ bên ngoài mà còn phải biết tạo dựng, thiết lập một thực lực mạnh, một uy tín lớn trên trường quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước. Thực tế đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước, nhân dân ta phải hết sức nhạy bén, tranh thủ tối đa thời cơ và những vận hội mới do xu thế thời đại tạo ra, đồng thời phải chủ động ngăn ngừa, phòng chống có hiệu quả những tác động tiêu cực trong hội nhập quốc tế, để tạo được sự ổn định và phát triển bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.

Kết hợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là vấn đề liên quan trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, sự mất còn của chế độ. Vì vậy, không thể để quá trình đó diễn ra một cách tự phát mà phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Trong đó giữ vững sự lãnh đạo của Đảng là quan trọng quyết định nhất. Bởi vậy, đòi hỏi Đảng phải có bản lĩnh vững vàng, phải rất nhạy bén với tình hình, kịp thời đưa ra được những quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, giải pháp đúng đắn, hướng vào việc xây dựng, củng cố, phát huy các yếu tố trong nước là chủ yếu, đồng thời tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cần nhận thức đúng đắn kết hợp SMDT với SMTĐ không chỉ được tiến hành ở tầm vĩ mô mà còn ở cả tầm vi mô, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ở Trung ương mà còn là trách nhiệm của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên ở các cấp.

Một phần của tài liệu THẮNG LỢI VÀ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ 1965 ĐẾN 1973 (Trang 26 - 31)