Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNoKiên Giang

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT KG, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) (Trang 39 - 46)

Như chúng ta đã biết hoạt động của ngân hàng cũng như bất kỳ một ngành kinh doanh nào cũng phải có rủi ro. Đối với ngành ngân hàng có thể có những rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro vốn chủ sở hữu,…Ở đây khi phân tích hoạt động tín dụng chúng ta sẽ xem xét rủi ro tín dụng của ngân hàng và rủi ro này được đánh giá bằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân do khách quan hay do chủ quan, dù bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng gây ra những rủi ro. Nợ quá hạn luôn là mối quan tâm thường xuyên của các ngân hàng thương mại. Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nợ quá hạn phát sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì nợ quá hạn chịu lãi suất 150% lãi suất trong hạn kể từ ngày chuyển giao nợ quá hạn là để đôn đốc khách hàng vay vốn điều hành sản xuất hoặc đẩy mạnh kinh doanh tích cực hơn, chấp hành tốt hợp đồng tín dụng.

Như vậy, nợ quá hạn là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà nó còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Để hiểu rõ về chất lượng tín dụng tại NHNoKiên Giangchúng ta sẽ đi phân tích tình hình nợ quá hạn qua 3 năm theo cơ cấu nhhư sau:

Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng

Như chúng ta đã biết, dư nợ của ngân hàng càng tăng trưởng thì càng tốt, tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn ta phải xem chất lượng của dư nợ đó như thế nào tức

là trong dư nợ đã có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn. Thông thường thì dư nợ càng nhiều, nợ quá hạn càng cao.

Ta có bảng số liệu về tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng trong các năm qua như sau:

Bảng 13: Nợ quá hạn theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Qua bảng số liệu ta thấy tổng nợ quá hạn của ngân hàng luôn tăng qua các năm nhưng ở đây có một điều không bình thường là tổng nợ quá hạn vào năm 2005 tăng đột biến (tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2004). Nợ xấu phát sinh cao do nguyên nhân: thực hiện Quyết định 165/QĐ-HĐQT về “Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro” NHNoKiên Giang đã nghiêm túc phân nhóm nợ chính xác theo quy định, dẫn đến nợ xấu tăng sau khi cơ cấu lại nợ.

Để hiểu rõ hơn chúng ta có thể phân biệt như sau:

- Trước khi có Quyết định, nợ quá hạn của ngân hàng được chia làm 3 trường hợp:

+ Nợ quá hạn phát sinh dưới 6 tháng, đây là nợ quá hạn bình thường. + Nợ quá hạn phát sinh từ 6-12 tháng, đây là nợ quá hạn có vấn đề + Nợ quá hạn phát sinh trên 12 tháng, đây là nợ khó thu hồi.

Ngân hàng sẽ đánh giá chất lượng tín dụng dựa vào số nợ quá hạn phát sinh trong trường hợp 2 và trường hợp 3 (hiện nay gọi chung là nợ xấu).

- Khi có Quyết định, nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm trong đó nợ xấu sẽ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

+ Nhóm 3: nợ quá hạn từ 90-180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày, đây là nợ dưới tiêu chuẩn.

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 8.076 74,8 29.516 61,5 41.469 65,1 21.440 265,5 11.953 40,5 2. Trung – dài hạn 2.725 25,2 18.500 38,5 22.219 34,9 15.775 578,9 3.719 20,1 Tổng nợ quá hạn 10.801 100,0 48.016 100,0 63.688 100,0 37.215 344,5 15.672 32,6

+ Nhóm 4: nợ quá hạn từ 181-360 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90-180 ngày, đây là nợ nghi ngờ.

+ Nhóm 5: nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ xử lý và các khoản đã nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày, đây là nợ có khả năng mất vốn.

Như vậy, với việc cơ cấu lại nợ theo Quyết định mới thì ngân hàng sẽ tính luôn phần nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

Mặc dù nợ quá hạn phát sinh cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ còn ở mức chấp nhận được. Cụ thể: năm 2004 là 0,55%, năm 2005 là 2,21% và năm 2006 là 2,53%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam là 5%.

Nếu xét riêng từng thời hạn thì ta thấy tín dụng ngắn hạn tập trung nhiều nợ quá hạn hơn, tỷ trọng trung bình qua 3 năm chiếm tới 67,1%. Nguyên nhân do dư nợ ngắn hạn luôn nhiều hơn dư nợ trung, dài hạn nên mặc dù doanh số thu nợ ngắn hạn cũng đạt tỷ trọng cao nhưng số dư nợ còn nhiều thì vẫn tiềm ẩn trong đó nhiều rủi ro. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn đó là: do hầu hết vốn ngắn hạn được dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và hoạt động này luôn gắn liền với tình hình biến động trên thị trường vì vậy khi thị trường thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của khách hàng. Tình hình này có thể tạo thuận lợi cho một số khách hàng, họ làm ăn hiệu quả và trả nợ tốt cho ngân hàng nhưng nó có thể gây ra bất lợi đối với những khách hàng khác làm cho họ bị thua lỗ nên không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Ngoài ra cũng phải tính đến nguyên nhân từ phía các cán bộ tín dụng là do việc thẩm định cho vay không kỹ, không nắm bắt được xu hướng của thị trường về sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng xin vay có được thị trường chấp nhận hay không.

- Đối với tín dụng trung, dài hạn do dư nợ ít hơn nên nợ quá hạn trung bình qua các năm chỉ chiếm 32,9% trong tổng nợ quá hạn. Tồn đọng chủ yếu là do các dự án đầu tư hoàn thành chậm so với thời hạn hoặc do chi phí cao khách hàng không tiết kiệm được đủ tiền trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Tóm lại, với việc ra đời Quyết định mới đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao nhưng về tỷ lệ vẫn không vượt quá mức cho phép của NHNo Việt Nam. Điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của NHNo Kiên Giang trong những năm qua khá tốt. Đó là nhờ ngân hàng đã thực hiện đường lối hoạt động tín dụng chặt chẽ, việc lựa chọn, xem xét khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng được thực hiện khách quan. Tuy nhiên, đối với những món vay nhỏ thì còn thiếu tính cẩn thận nhất là phần mục đích sử dụng vốn vay và khả năng nắm bắt thị trường của các cán bộ còn chậm nên không thể lường trước được những rủi ro mà khách hàng gặp phải. Vì thế, trong thời gian tới ngân

hàng cần phải khắc phục những tồn tại này và phát huy những việc làm tích cực nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng xảy ra.

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Khi phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế chúng ta sẽ biết được chất lượng của dư nợ tín dụng mà ngân hàng đã đầu tư vào mỗi thành phần. Ta có bảng số liệu qua 3 năm như sau:

Bảng 14: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) - Theo số liệu ta thấy nợ quá hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước là rất ít, trung bình qua các năm chỉ 4,7% đặc biệt trong năm 2004 doanh nghiệp Nhà nước không có nợ quá hạn. Nguyên nhân là do NHNo Kiên Giang chỉ cho vay đối với các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có chọn lọc qua nhiều năm, mặt khác dư nợ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên nợ quá hạn có phát sinh thì cũng ít hơn các thành phần kinh tế khác. Ta thấy vào năm 2006 nợ quá hạn của doanh nghiệp Nhà nước là 4.725 triệu đồng tăng 1.561 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 49,3%. Tỷ lệ tăng tương đối cao do một phần là cơ cấu lại nợ, bên cạnh đó hiện nay với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp Nhà nước có khả năng tài chính kém, công nghệ lại lạc hậu, còn mang nặng tư tưởng bao cấp nên không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là có những khoản nợ rất khó thu hồi do một số công ty đã sáp nhập vào chi nhánh các thành phố lớn.

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đây là thành phần kinh tế đang phát triển mạnh ở tỉnh, mặc dù được đánh giá là làm ăn có hiệu quả nhưng ta thấy nợ quá hạn của các doanh nghiệp này vẫn phát sinh và tăng qua các năm, cụ thể là: năm

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. DN Nhà nước 0 0,0 3.164 6,6 4.725 7,4 3.164 _ 1.561 49,3

2.DN ngoài quốc doanh 3.867 35,8 10.707 22,3 19.552 30,7 6.840 176,9 8.845 82,6

3. Hộ gia đình - cá nhân 6.934 64,2 34.145 71,1 39.411 61,9 27.211 392,4 5.266 15,4

2005 nợ quá hạn là 10.707 triệu đồng, tăng 6.840 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng là 176,9%, năm 2006 nợ quá hạn tăng 8.845 triệu đồng hay tăng 82,6% so với năm 2005. Nguyên nhân: số lượng các doanh nghiệp này rất nhiều đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó hầu hết đều phát triển từ kinh tế hộ nên vốn chủ sở hữu còn thấp không đủ đảm bảo cho nhu cầu vốn vay lớn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp không thích ứng được cơ chế thị trường dẫn đến hoạt động kém hiệu quả nên không thể trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng. Lực lượng cán bộ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ yếu lại thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhiều nơi thực chất là cho vay doanh nghiệp nhưng lại làm hồ sơ cho vay kinh tế hộ.

- Thành phần kinh tế tập trung nợ quá hạn nhiều nhất đó là các hộ gia đình và cá nhân (tỷ trọng trung bình qua 3 năm là 65,7%), chủ yếu là các đối tượng hộ sản xuất. Tuy các hộ sản xuất nông nghiệp đều có nhận thức đúng đắn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng nhưng do những điều kiện bất lợi từ thiên nhiên, thị trường không ổn định nên việc ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy thành phần kinh tế này cũng có mức dư nợ hàng năm cao nhất nên tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ dao động không đáng kể, ngân hàng vẫn có thể kiểm soát được. Cụ thể: năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,49%, năm 2005 là 2,24% và năm 2006 là 2,27%.

Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình nợ quá hạn cụ thể theo mỗi ngành kinh tế và xem mức nợ quá hạn này có phù hợp với dư nợ của mỗi ngành hay không, qua đó nhằm để xây dựng một cơ cấu dư nợ hợp lý hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 15: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Nhìn chung nợ quá hạn của các ngành kinh tế đều tăng trưởng qua các năm, trừ ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp có chất lượng tín dụng khá tốt. Ta có tình hình cụ thể như sau:

* Ngành Nông – Lâm nghiệp:

Đây là ngành có tỷ trọng nợ quá hạn cao nhất (trung bình qua các năm là 61,7%), năm 2005 nợ quá hạn của ngành là 27.885 triệu đồng, tăng 20.344 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng là hơn gấp 2 lần, năm 2006 nợ quá hạn tăng 8.582 triệu đồng hay tăng 30,8% so với năm 2005. Nguyên nhân nợ quá hạn cao so với các ngành khác là do: mặc dù đây là ngành thế mạnh số một của tỉnh nhưng sản xuất chủ yếu vẫn là độc canh cây lúa, việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, đất lúa kết hợp với trồng màu, chuyển từ đất lúa sang cây công nghiệp, cây ăn trái, phát triển chăn nuôi còn ít. Hàng năm lại thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán kéo theo nước mặn xâm nhập, dịch bệnh làm giảm đáng kể năng suất của nông dân. Bên cạnh đó, nông dân có tiến độ trả nợ chậm một mặt là do thời gian trả nợ thường rơi vào lúc đang thu hoạch nên một số hộ chưa bán được nông sản, hoặc do giá cả xuống quá thấp trong thời điểm này nên họ có xu hướng giữ lại chờ giá lên. Tuy nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhưng so với dư nợ của ngành thì tỷ lệ này không đáng kể vả lại hầu hết đây đều là những món vay nhỏ, địa bàn dàn trải nên khả năng phân tán rủi ro khá cao.

* Ngành Hải sản:

Mặc dù dư nợ đối với ngành này không nhiều nhưng ta thấy nợ quá hạn trong các năm qua tương đối cao (trung bình là 15,8%), có thể nói là cao hơn các ngành kinh tế còn lại trừ Nông – Lâm nghiệp. Ta sẽ xem xét tỷ lệ nợ quá hạn như sau: năm 2004 là

KHOẢN MỤC Năm So sánh Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

1. Nông - Lâm nghiệp 7.541 69,8 27.885 58,1 36.467 57,3 20.344 269,8 8.582 30,8

2. Hải sản 818 7,6 8.863 18,5 13.509 21,2 8.045 983,5 4.646 52,4

3. Thương nghiệp-DV 1.509 14,0 7.111 14,8 9.158 14,4 5.602 371,2 2.047 28,8

4. Công nghiệp-TTCN 0 0,0 542 1,1 510 0,8 542 - -32 -5,9

5. Ngành khác 933 8,6 3.615 7,5 4.044 6,3 2.682 287,5 429 11,9

0,29%, năm 2005 là 2,43% và năm 2006 là 3,54%. Như vậy, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn mức cho phép của NHNo Việt Nam. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro đối với ngành hải sản đó là: đối với đánh bắt thì chỉ có hiệu quả ở những tàu có công suất lớn và đánh bắt xa bờ nhưng người dân thường không về kịp để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, cũng chính điều này mà sổ đăng kiểm tàu cá, bảo hiểm thân tàu đã quá hạn chưa được đăng kiểm hoặc mua bảo hiểm mới. Đặc biệt với giá xăng đầu lên cao, phí ngư trường cũng đắt, nhiều hộ kinh doanh không có lời, tàu ngư không chịu mua bảo hiểm nên tiềm ẩn rủi ro cao. Đó là chưa kể một số tàu đi đánh bắt xâm phạm hải phận của nước bạn bị phạt và thu giữ tàu thuyền. Đối với nuôi trồng thuỷ sản thì cơ sở hạ tầng và quy hoạch sản xuất vẫn còn yếu kém, không theo kịp với yêu cầu sản xuất kinh doanh dẫn đến tự phát nuôi tôm quá nhanh, gây khó khăn trong việc thẩm định của ngân hàng. Nhiều hộ chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm, được cũng nhiều mà mất cũng nhiều, có vụ họ phải trắng tay vì nuôi không có kinh nghiệm, tôm bị chết hàng loạt.

* Ngành Thương nghiệp - Dịch vụ:

Nợ quá hạn của ngành Thương nghiệp và Dịch vụ trung bình qua 3 năm là 14,4%, năm 2006 tốc độ tăng so với năm 2005 là 28,8% ứng với số tiền là 2.047 triệu

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT KG, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w