Chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc thành phần loài mối tại khu vực Hà Nội theo nhóm chức năng dựa theo sự phân chia của John et al. (2007) [36]. Theo sự phân chia này mối có thể chia thành các nhóm chức năng sau:
- Nhóm mối ăn gỗ, kí hiệu (W) = (Wood): là các loài mối sử dụng gỗ làm thức ăn. Nhóm này có thể gồm một số loài có khả năng phá hại cây sống và gây hại trong các cấu kiện gỗ.
- Nhóm mối ăn gỗ và mảnh vụn thực vật, kí hiệu ((W-L)-F) = (Wood-Litter) – Fungus), tên gọi khác là nhóm mối làm vƣờn nấm: gồm các loài mối sử dụng gỗ đã chết hoặc gỗ đã mục, nát và các sản phẩm chết của cây làm thức ăn. Nhóm mối này có thể sử dụng nhiều loại thức ăn do chúng có khả năng làm vƣờn nấm trên đó có sự phát triển của nấm cộng sinh Termitomyces. Hoạt động trao đổi chất của nấm làm phân giải nguyên liệu vƣờn nấm. Sản phẩm sinh ra từ sự phát triển của nấm (quả thể sinh sản vô tính Noduli trong đó có các bào tử conidia) giàu nguồn dinh dƣỡng dùng để nuôi các cá thể mối non. Vƣờn nấm già sau đó sẽ đƣợc mối sử dụng
46
trở lại. Vì vậy có thể xem xây dựng vƣờn nấm là một khâu của quá trình chế biến thƣ́c ăn, đồng thời vƣờn nấm là thức ăn không thể thiếu của nhóm mối này (Nguyễn Văn Quảng, 2003 [13]).
- Nhóm mối ăn mùn/đất, kí hiệu (S/H) = (Soil/humus): gồm các loài mối sử dụng thức ăn là đất mùn, hoặc thảm mục từ lá và cành cây rụng đã và đang bị phân giải thành mùn.
Kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.9 cho thấy các loài mối trong mỗi phân họ chỉ sử dụng một loại thức ăn trong thang phân chia ở trên, ngoại trừ phân họ Amititermitinae và Nasutitermitinae chứa các loài mối có thể sử dụng 2 loại thức ăn. Có 3 phân họ Kalotermitinae, Heterotermitinae và Coptotermitinae chỉ sử dụng loại thức ăn là gỗ (W), trong khi Termitinae chỉ sử dụng loại thức ăn là mùn/đất (S/H), Macrotermitinae chỉ sử dụng loại thức ăn gỗ mục và mảnh vụn thực vật (W- L).
Nhìn chung theo từng nhóm thức ăn chúng tôi thấy mối ăn gỗ là nhóm chiếm đa số trong khu vực nghiên cứu với 27 loài thuộc 5 phân họ (chiếm 42,86% tổng số loài thu đƣợc trong toàn khu vực điều tra). Có 8 loài (bằng 29,63% số loài ăn gỗ) thuộc phân họ Coptotermitinae, 7 loài (25,93%) Kalotermitinae, 6 loài (22,22%) Heterotermitinae, 5 loài (18,52%) Nasutermitinae và 1 loài (3,7%) Amitermitinae.
Nhóm mối ăn gỗ và mảnh vụn ((W-L)-L) gồm 20 loài, chiếm 31,75% tổng số loài trong khu vực. Tất cả đều thuộc phân họ Macrotermitinae, nhóm mối có vƣờn cấy nấm.
Nhóm mối ăn mùn đất (S/H) gồm 16 loài (chiếm 25,4% tổng số loài có trong toàn khu vực điều tra). Trong đó phần lớn số loài thuộc nhóm thức ăn này thuộc về phân họ Termitinae (10 loài bằng 62,5% số loài ăn mùn đất), tiếp theo là số loài của Nasutitermitinae (5 loài, 31,3%). Phân họ Amitermitinae cũng đóng góp 1 loài (6,25%) cho nhóm này (Bảng 3.9).
Kết quả phân bố của các nhóm chức năng theo vùng cảnh quan đƣợc trình bày ở Bảng 3.10. Ở cảnh quan vùng núi, nhóm mối ăn gỗ chiếm ƣu thế với 21 loài (42% số loài vùng núi), tuy nhiên sự chênh lệch với hai nhóm còn lại cũng không quá lớn. Nhóm mối làm vƣờn nấm có 19 loài, chiếm 38% và nhóm mối ăn đất là 10
47
loài, chiếm 20%. Nhƣ vậy có thể thấy ƣu thế ở cảnh quan vùng núi thuộc về số loài của nhóm ăn gỗ và nhóm làm vƣờn nấm.
Bảng 3.9. Cấu trúc thành phần phân họ mối theo nhóm chức năng tại khu vực Hà Nội
STT Phân họ Nhóm ăn gỗ (W) Nhóm làm vƣờn nấm (W-L)-F Nhóm ăn mùn/ đất (S/H) SL % SL % SL % 1 Kalotermitinae 7 25,93 2 Coptotermitinae 8 29,63 3 Heterotermitinae 6 22,22 4 Macrotermitinae 20 100 5 Termitinae 10 62,50 6 Amitermitinae 1 3,7 1 6,25 7 Nasutitermitinae 5 18,52 5 31,25 Tổng 27 100 20 100 16 100
Trong cảnh quan vùng đồi, nhóm mối làm vƣờn nấm có 13 loài, chiếm 44,83% số loài mối có trong cảnh quan, nhóm mối ăn mùn đất có 10 loài (34,48%), nhóm mối ăn gỗ chỉ có 6 loài (20,69%). So sánh tỉ lệ % cho thấy ƣu thế của nhóm mối trong vùng cảnh quan này thuộc về mối làm vƣờn nấm và mối ăn mùn đất.
Cảnh quan vùng đồng bằng chỉ bao gồm hai nhóm mối ăn gỗ và mối làm vƣờn nấm, trong đó nhóm mối ăn gỗ có 9 loài chiếm đến 64,29% số loài trong vùng cảnh quan, nhóm mối làm vƣờn nấm có 5 loài (35,71%). Nếu căn cứ vào tỉ lệ % số loài thì nhóm mối ăn gỗ ƣu thế về số lƣợng loài, tuy nhiên mối có vƣờn cấy nấm cũng góp phần quan trọng đáng kể ở vùng cảnh quan này.
48
Bảng 3.10. Phân bố của nhóm chức năng theo vùng cảnh quan tại khu vực Hà Nội
Cảnh quan Nhóm ăn gỗ (W) Nhóm làm vƣờn nấm (W-L)-F Nhóm ăn mùn/ đất (S/H) Tổng số loài SL % SL % SL % Vùng núi 21 42,00 19 38,00 10 20,00 50 Vùng đồi 6 20,69 13 44,83 10 34,48 29 Vùng đ. bằng 9 64,29 5 35,71 14
Hình 3.4. Tỉ lệ % số loài mối theo nhóm chức năng tại các vùng cảnh quan khu vực Hà nội
0 10 20 30 40 50 60 70 Vùng núi Vùng đồi Vùng đồng bằng Ăn gỗ Ăn mùn và gỗ Ăn đất
49
Nhƣ vậy, nhóm mối ăn gỗ là nhóm mối chiếm ƣu thế trong cả hai khu vực là vùng rừng núi và vùng đồng bằng. Nhóm mối ăn đất chỉ đƣợc tìm thấy ở vùng núi và vùng đồi do những nơi này có thảm mục dày, ít bị tác động bởi con ngƣời (Hình