0
Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Đánh giá hệ thống trả công tại khách sạn Hòa Bình.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH (Trang 29 -32 )

Nhìn vào bảng so sánh mức thu nhập và năng suất lao động của nhân viên khách sạn Hòa Bình ta thấy tỷ lệ tăng thu nhập giảm dần trong khi tỷ lệ tăng năng suất lại tăng lên. Năng suất ngày càng tăng lên nhanh, nhưng tỷ lệ tăng thu nhập lại ngày càng giảm, điều này đảm bảo nguyên tắc trả lương là tốc độ tăng lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất nhưng lại không có tác dụng kích thích lao động làm việc.

qua các năm

Năm Thu nhập(1000đ) thu nhập (%) Tỷ lệ tăng Năng Suất(1000đ) năng suất (%) Tỷ lệ tăng

2003 4475 6755

2004 4865 8.72 6944 2.80 2005 5355 10.07 7266 4.64 2005 5355 10.07 7266 4.64 2006 5850 9.24 7438 2.37 2007 6370 8.89 7706 3.60

Biểu 16: Biểu đồ so sánh mức thu nhập và năng suất lao động qua các năm tại khách sạn Hoà Bình (đv: 1000đ)

Biểu 17: Biểu đồ so sánh tỷ lệ tăng năng suất và thu nhập tại khách sạn Hoà Bình qua các năm (%)

Với sự kết hợp cả ba phương pháp chấm công lao động, bảng tiêu chuẩn chấm công lao động và việc sử dụng hệ số lương như trên, khách sạn đã cơ bản xây dựng được một cơ chế trả công khá hoàn chỉnh và chính xác so với nhu cầu thực tế công việc đặt ra. Nghiên cứu mức độ hài lòng về mức lương và cách thức trả công trong khách sạn ta thấy:

• Lao động có mức lương càng thấp thì sự không hài lòng với mức lương càng cao. Tỷ lệ lao động rất không hài lòng với mức lương của mình cao nhất là 5,3% rơi vào nhóm lao động có thu nhập thấp nhất (1 – 2 triệu đồng/người/tháng). Đây thường là đối tượng lao động chân tay, lao động làm các công việc phục vụ vệ sinh, dọn dẹp, chăm sóc cây cảnh cho khách sạn. Tỷ lệ người rất hài lòng với mức lương của mình cao nhất là ở nhóm lao động có thu nhập trung bình từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng trở lên (10%). Đối tượng này chủ yếu là lao động quản lý, trưởng, phó các phòng ban bộ phận trong khách sạn.

Biểu 18: Bảng đánh giá mức độ hài lòng về tiền lương của CBCNV KSHB (2008)

Mức lương

Mức độ hài lòng về tiền lương (%) Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1 tr - 2 tr 5,3 11,5 61,2 22 0 2 tr - 3 tr 2,7 12,8 67,4 13.5 3,6 3 tr - 4.5 tr 1 7,2 68,4 17,7 5,7 4.5 tr trở lên 0 4,5 60 25,5 10

Nguồn: Bảng hỏi thống kê tiền lương_thu nhập tại khách sạn Hòa Bình

• Về mức độ hài lòng của hệ thống trả công lao động tại khách sạn Hòa Bình: vẫn là nhóm lao động có lương thấp nhất cảm thấy không hài lòng với cách chấm công lao động nhất (5%). Lực lượng lao động này là nhóm lao động thường xuyên phải túc trự c trong khách sạn 24/24 thay phiên nhau làm ca, ít tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nên lượng tiền thưởng, thu nhập ngoài của họ không được nhiều, cũng ít được thưởng nên dẫn đến sự không hài lòng. Với nhóm lao động có mức lương cao nhất cũng có lương doanh thu cao, là những lao động gián tiếp, nên việc đánh giá chính xác công việc của nhóm lao động này là phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn, tuy nhiên nhóm lao động này lại có mức độ hài lòng cao nhất (14,5%).

• Ta có thể nhận định rằng, tại khách sạn Hòa Bình, độ hài lòng về mức lương và hệ thống trả công trong khách sạn tỷ lệ thuận với nhau. Lương càng cao thì mức độ hài lòng càng cao. Ngoải ra, mức độ hài lòng còn tăng dần từ rất không hài lòng đến mức bình thường và lại giảm từ mức bình thường đến rất hài lòng.

Biểu 19: Bảng đánh giá mức độ hài lòng về hệ thống trả công của KSHB (2008)

Mức lương

Mức độ hài lòng về cách chấm công tại KSHB (%) Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

1 tr - 2 tr 5 12,3 70 7,7 52 tr - 3 tr 2,1 8,6 63 21,8 4,5

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH (Trang 29 -32 )

×