Sự biến đô ̣ng thảm thực vật do yếu tố tự nhiên và con người, trong đó yếu tố con người có vai trò chủ yếu. Về thực tế diện tích của xã không thay đổi mà thay đổi diê ̣n tích các loa ̣i hình lớp phủ thành phần trong đó có lớp phủ thực vật.
Sự biến đô ̣ng này ta thấy rõ qua bảng ma trâ ̣n biến động lớp phủ thực vật đã xây dựng ở phía trên , trong 9 năm các loa ̣i hình lớp phủ thực vật đều có sự thay đổi với quy mô và số lượng khác nhau . Rừng trồng có diê ̣n tích biến động nhiều nhất, tiếp đến là rừng thường xanh ở thung lũng và rừng trên núi đá vôi , các loại đất khác có sự chuyển đổi tương đối , đă ̣c biê ̣t là rừng trên núi đất có sự chuyển đổi ít nhất . Đây là một xu hướng biến động tích cực.
Sự biến đổi này là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chính sách của Đảng bộ xã về đầu tư phát triển dân sinh: Dân số của Hương Sơn có trên 2,1 vạn nhân khẩu và là xã đông dân nhất của huyện Mỹ Đức. Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu mở rộng đất ở, đất sản xuất ngày càng tăng. Hiện nay rừng đã được bảo vệ tốt, ý thức bảo vệ của người dân trong khu vực được nâng lên, nên việc khai thác rừng không còn bừa bãi như trước, rừng có điều kiện tái sinh và phục hồi. Với đất đồng trũng úng có diện tích lớn nên người dân đã biến khó khăn thành thuận lợi bằng cách chuyển đổi đất trũng úng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn
nuôi, trồng sen, súng. Mô hình này được đầu tư và mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hoạt động trồng dâu nuôi tằm cũng được Đảng bộ xã đầu tư và khuyến khích phát triển. Hoạt động chăn nuôi được đẩy mạnh và có hiệu quả. Tăng diện tích trồng cỏ cho chăn nuôi gia súc. Trong thời gian tới xã đang có ý kiến đề nghị thành phố hỗ trợ kinh phí xây dựng khu lò giết mổ tập trung loại vừa và nhỏ; thực hiện đề án nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi khoảng 400ha tại khu vực cấy lúa kém hiệu quả và lòng hồ Hương Tích kết hợp với du lịch sinh thái; xử lý triệt để nước thải chăn nuôi, sinh hoạt trong khu dân cư. Do đó mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhưng được sản xuất có quy mô hơn nên sản lượng thu được cao, đại đa số các hộ dân đã có sự ổn định hơn về đời sống. Sự ổn định hơn về đời sống cũng đã góp phần làm cho nạn phá rừng, trộm cắp gỗ quý giảm hẳn.
- Việc ngành nông nghiệp phát triển những giống cây trồng bản địa kết hợp
với du lịch sinh thái đã góp phần cho sự phát triển ổn định của đời sống kinh tế. Du khách đến với Hương Sơn hầu hết đều tiêu thụ sản phẩm của nơi này sản xuất ra với nhu cầu ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển cây bản địa như mơ Hương Tích và rau sắng để khai thác thế mạnh du lịch ở Hương Sơn còn nhiều khó khăn bởi các lợi thế này vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Hiện nay rau Sắng tại chùa Hương còn rất ít, chỉ đáp ứng một lượng rất nhỏ, trong khi nhu cầu tiêu thụ đặc sản này của hàng triệu du khách trong mỗi mùa lễ hội là rất lớn.
- Những chính sách và yêu cầu về viê ̣c bảo vê ̣, phát triển rừng của Nhà nước đã ta ̣o sự gia tăng diê ̣n tích đất lâm nghiê ̣p khá lớn từ năm 2000 đến 2009, đặc biệt là sự gia tăng của rừng trồng và khả năng phục hồi của rừng tự nhiên.
Bên ca ̣nh đó các hiê ̣n tượng tự nhiên , tác động của thiên tai như hạn hán , lũ lụt, sạt lở đất... cũng làm suy thoái nhiều vùng đất nông nghiệp và lâm nghiệp thành
những vùng đất không sử du ̣ng được vào các mu ̣c đích kinh tế ở các vùng đất dốc đã làm giảm nhiều diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p và nương rẫy.