động trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các doanh nghiệp nói chung muốn tổ chức sản xuẩt kinh doanh đạt hiệu quả cần phải giải quyết tốt ba vấn đề, đó là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? nếu gọi hai vấn đề sản xuất cái gì và sản xuất cho ai là hai vấn đề mang tính chất khách quan là chủ yếu thì vấn đề thứ ba là sản xuất như thế nào là vấn đề mang tính chất và ý muốn chủ quan của các doanh nghiệp.
Sản xuất như thế nào? trong sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, với sự ra đời liên tục của công nghệ sản xuất. Cùng với tiềm năng sẵn có, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
Vấn đề đặt ra là:
+ Tổ chức lao động, tổ chức sản xuất sao cho sử dụng tiết kiệm hợp lý mọi tiềm năng về lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu…tiết kiệm lao động sống và lao động
vật hoá nhằm không ngừng tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác. tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động, góp phần bảo vệ sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc của người lao động.
+ Sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng cả về mặt số lượng , chất lượng và nhu cầu thị trường, bảo đảm cho doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
Như vậy, để giải quyết tốt các vấn đề trên, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tổ chức lao động khoa học. Trong đó lao động quản lý sản xuất kinh doanh là bộ phận hết sức quan trọng, vai trò quan trọng đó xuất phát từ chỗ, lao động quản lý là những người chuẩn bị và lãnh đạo sản xuất kinh doanh về mọi mặt (công nghệ, tổ chức, tài chính, kinh doanh…). Hoạt động của các nhà quản lý có tác dụng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của xí nghiệp. Từ đó hoàn thiện tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý là một tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp.
Mặt khác, việc đổi mới chính sách kinh tế tất yếu phải đòi hỏi phải đổi mới cơ chế kinh tế nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp là các tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi hàng ngày tạo ra của cải vật chất cho xã hội, vừa giải quyết đời sống người lao động, vừa tạo nguồn tích luỹ cho doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Đổi mới quản trị doanh nghiệp là điểm xuất phát để đổi mới quản lý kinh tế phù hợp với quy luật quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực trạng các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, tuy đã có những sự tiến bộ đáng kể: đã được nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, đã được tổ chức sắp xếp lại…Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp ta vẫn bộc lộ nhiều yếu kém trên tất cả hầu hết các mặt, sản xuất kinh doanh kém hiệu qủa. Đặc biệt khối các doanh nghiệp quốc doanh mặc dù được nhà nước ưu ái, có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, nhưng phát triển vẫn hết sức ì ạch, sức cạnh tranh kém so với các thành phần kinh tế khác ở trong nước và càng kém hơn so với nước ngoài.
Một trong những nguyên nhân của sự yếu kém đó là do bộ máy quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém ; Quá cồng kềnh. Thông thường chiếm tỷ lệ dưới 10% tổng
số lao động trong doanh nghiệp, song lại làm việc kém hiệu quả, dẫn tới tăng chi phí về tiền lương và doanh nghiệp không kịp thích nghi với các cơ hội sản xuất kinh doanh trên thị trường. Hầu hết Giám đốc đều do bổ nhiệm, không qua trường lớp đào tạo, mang nặng thói quen làm việc bao cấp cũ, khó thích ứng với cơ chế mới. Các quản trị viên thiếu kiến thức quản lý…
Các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường…
Vì vậy, việc đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản trị doanh nghiệp cũng là việc làm tất yếu khách quan trong tình hình hiện nay. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của thị trường hiện nay.
Kinh nghiệm của các Công ty lớn trên thế giới cho thấy mỗi khi cung cách quản lý cũ không còn phù hợp làm cho công ty xuống dốc, người ta thường tiến hành cải tổ lại bộ máy hành chính, một mặt giảm được các chi phí về tiền lương, mặt khác tạo ra cách làm ăn mới thích ứng với điều kiện mới. Thực tế những năm qua cho thấy doanh nghiệp nào sớm mạnh dạn đổi mới hoàn thiện bộ máy quản trị của mình thì doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển, đứng vững trong sự phát triển và cạnh tranh của thị trường.