Phân bố trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính virut rota lưu hành gây bệnh tiêu chảy trẻ em vào Bệnh viện Nhi Khánh Hòa năm 2010 (Trang 27)

Theo thống kê dịch tễ trên toàn cầu từ năm 2001 đến 2008 kết quả thu đƣợc theo bảng 4 nhƣ sau:

Bảng 4. Sự phân bố các chủng lƣu hành trên toàn cầu, năm 2001 – 2008 [66]

Chủng

Số chủng (tỷ lệ %)

Châu Phi Châu Mỹ

Châu Á - Thái Bình

Dƣơng

Châu Âu Đông Địa

Trung Hải G1P[8] 117 (36) 124 (32) 554(21) 102(32) 223(17) G2P[4] 29(9) 71(18) 332(13) 59(18) 310(24) G3P[8] 0(0) 10(3) 365(14) 14(4) 17(1) G4P[8] 0(0) 21(5) 103(4) 59(18) 33(3) G9P[8] 31(10) 81(21) 758(29) 63(20) 59(5) Khác(*) 148(45) 82(21) 498(19) 26(8) 648(50) Tổng 325(100) 388(100) 2610(100) 323(100) 1290(100) Chú thích: Khác(*) – là những chủng không thể định týp

Từ bảng 4 cho thấy sự phân bố các chủng virut Rota trên thế giới có sự khác nhau theo khu vực địa lý, cụ thể nhƣ sau:

Chủng G1P[8] chiếm chủ yếu trên thế giới nhƣ Châu Phi (36%), Châu Mỹ (32%), Châu Âu (32%), chủng này chiếm tỷ lệ thứ hai tại Châu Á - Thái Bình Dƣơng (21%) và Đông Địa Trung Hải (17%). Tiếp theo là các chủng G2P[4] và G9P[8] chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao tại các khu vực, trong đó chủng G2P[4] cao nhất

Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Phương Thuý

tại Đông Địa Trung Hải (24%), chủng G9P[8] cao nhất tại Châu Á - Thái Bình Dƣơng chiếm 29%.

Các chủng G3P[8] và G4P[8] chiếm tỷ lệ thấp tại các khu vực, tại Châu Phi chủng này không xuất hiện trong 8 năm giám sát, tại các khu vực còn lại chủng chiếm tỷ lệ nhỏ dao động từ 1% đến 18%.

Các chủng chƣa xác định týp huyết thanh còn chiếm tỷ lệ cao chiếm từ 8% - 50%. Có nhiều nguyên nhân không thể định týp G và P: có thể do xuất hiện các chủng mới ít gặp nhƣ G10, G12, G15… nhƣng chƣa có Primer đặc hiệu để nhận biết chúng. Hoặc do đột biến điểm tại những vị trí bắt cặp với Primer ở những chủng quen thuộc, dẫn tới đoạn mồi không thể bắt cặp với gen bị đột biến đó. Do đặc điểm tính đa dạng về di truyền của virut Rota ở các khu vực địa lý, Tổ chức y tế thế giới đã tổng hợp các phƣơng pháp và cặp mồi phổ biến đặc trƣng theo khu vực để xác định týp hiệu quả nhất. Tuy nhiên với bất kỳ một phƣơng pháp, cặp mồi đặc hiệu nào đều có một tỷ lệ chủng không thể định týp. Khi phát hiện có sự bất thƣờng cần nghiên cứu thêm, có thể thay đổi mồi và điều kiện phản ứng nếu cần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính virut rota lưu hành gây bệnh tiêu chảy trẻ em vào Bệnh viện Nhi Khánh Hòa năm 2010 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)