Nguồn nước biển:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cấp nước cho dân cư quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Trang 38)

Nước biển thường có độ mặn rất cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tùy theo vị trí địa lý như: khu vực sông, gần hay xa bờ. Ngoài ra trong nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, chủ yếu là các vi sinh động thực vật. Biển đóng vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn nước toàn cầu

Trong 4 nguồn nước tự nhiên trên thì chỉ có nước mặt và nước ngầm là phục cho con người đáng kể nhất.

II.1.3. Các thông số đánh giá chất lượng nước: [7-20] II.1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý:

a. Độ đục:

Nước nguyên chất là môi trường trong suốt và có khả năng truyền ánh sáng tốt Nhưng khi nước có chứa chất huyền phù, cặn rắn lơ lửng, các vi sinh vật và các chất hòa tan thì khả năng truyền ánh sáng giảm đi. Có nhiều phương pháp để xác định độ đục của nước. Vì vậy, có nhiều cách để biểu thị độ đục bằng các đơn vị khác nhau như JTU ( Jackson Turbidity Unit ), đơn vị FTU. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước nhìn thấy được, gọi là độ trong, ở độ sâu đó, người ta có thể đọc được hàng chữ tiêu chuẩn. Đối với nước sinh hoạt, độ trong phải lớn hơn 30

cm. Để xử lý độ đục của nước, người ta thường dùng phương pháp đông keo tụ, phương pháp lọc qua lớp vật liệu lọc…

b. Độ màu:

Nước nguyên chất không có mùi. Nước có mùi là do các chất bẩn hòa tan trong nước tạo nên. Ví dụ nước có màu nâu đỏ là màu của hợp chât sắt không hòa tan gây nên, các chất mùn humic làm cho nước có màu vàng, các loại thủy sinh làm cho nước có màu xanh lá cây. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thường tạo ra màu xám hoặc đen cho nguồn nước.

Màu thường gặp trong nước là màu vàng hoặc nâu. Các chất hữu cơ gây màu trong nước thường có nguồn gốc thực vật sống trong nước hoặc đã phân hủy trong nước, các chất bào mòn từ đất đá, nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các hợp chất humic thường tạo ra màu vàng hoặc nâu cho nước. Để xử lý độ màu của nước, người ta dùng biện pháp như dùng các chất ôxy hóa mạnh như ôzôn, clo, KMnO4, K2Cr2O7... Các chất này sẽ ôxy hóa phần gây màu của các phân tử hợp chất humic, sau đó loại chúng ra khỏi nước bằng biện pháp keo tụ, hấp phụ than hoạt tính và lọc. Nếu màu của nước được gây ra bỡi các hợp chất của sắt mangan và tảo thì có thể khử bằng keo tụ tạo bông rồi lọc.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cấp nước cho dân cư quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w