PHẦN C: CHI HỘI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động và đề xuất các giải pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi khai thác tận thu Mỏ Thèn Sin, Tam Đường, Lai Châu (Trang 35)

5- Kinh phí quan trắc và giám sát môi trường:

PHẦN C: CHI HỘI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

Sau khi nhận được thông tin về dự án khai thác và chế biến vàng tại đây, lợi Ých mà chúng tôi quan tâm hàng đầu cần Công ty đảm bảo trước hết là BVMT. Do đó để xem xét có nên cho tiến hành hoạt động khai thác vàng ở đây hay không còn cần phải phân tích tương quan giữa lợi Ých có được từ hoạt động khai thác với những tác động do nã mang lại. Qua quá trình thảo luận, phân tích hiện trạng môi trường và căn cứ vào kế hoạch khai thác của Công ty chúng tôi thấy hoạt động này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường nh sau :

- Khai thác vàng bằng phương pháp lé thiên sẽ gây những tác động tiêu

cực tới môi trường rừng và sinh thái- cảnh quan. Đó là, bóc đi một diện tích đất rừng khá lớn, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và chất thải rắn. Thải ra môi trường tiếp nhận các chất gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quá mức cho phép gây nên những thay đổi cơ bản về hệ sinh thái.

- Các hoạt động này cũng gây ảnh hưởng tới các yếu tố tài nguyên môi

trường nh suy thoái môi trường đất, chất lượng nước mặt, nước ngầm, thay đổi cảnh quan, địa hình khu vực, suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cư dân địa phương và trực tiếp người lao động .

+ Môi trường đất : Làm mất đi lớp đất màu, gây xói mòn, sụt lở, không thuận lợi cho việc tái phủ xanh rừng. Bên cạnh đó trong quá trình chế biến vàng đã thải ra một lượng lớn nước thải chứa các hoá chất độc hại với lượng chất thải rắn sau trích ly gây nên tình trạng ô nhiễm đất nghiêm trọng, các vi sinh vật trong đất như địa y, tảo rêu …bị tiêu diệt, làm phong hoá đất không có khả năng tái tạo lại rừng. Đây là tác động nguy hiểm mang tính huỷ diệt lâu dài.

+ Môi trường nước : Nguồn ô nhiễm phát sinh từ lượng nước mưa chảy tràn qua khai trường và lượng nước thải có nhiều hoá chất độc hại gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ vực. Lượng đất đá cuốn theo làm bồi lắng khe suối gây nên hiện tượng lệch dòng chảy làm xói mòn các chân núi. Bên cạnh đó lượng nước thải trong quá trình chế biến quặng với hàm lượng chất ô nhiễm cao đã tác động trực tiếp đến nước mặt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái dưới nước và sinh hoạt của người dân.

+ Môi trường không khí : Tác động chủ yếu của hoạt động khai thác vàng trong khu vực tới môi trường không khí là bụi và tiếng ồn. Bụi có ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người, gây nhiều bệnh nguy hiểm nh phổi, bệnh ngoài da, nhất là bệnh về đường hô hấp. Trong một thời gian ngắn tác hại của bụi có thể chưa biểu hiện nhưng qua thời gian khai thác sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nhân dân. Về tiếng ồn, nó gây tác hại đáng kể của nhân dân do tiếng ồn của

máy móc gây ra. Mặt khác tiếng ồn tác động đến các loài động vật hoang dã trong vùng làm chúng phải di cư đi nơi khác.

Với những tác động tiêu cực nêu trên nÕu tiến hành khai thác mà không có kế hoạch BVMT hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống nhân dân. Chi hội đã tiến hành họp chi hội lấy ý kiến của các thành viên và đại diện nhân dân. Các đồng chí đã có những ý kiến về dự án khai thác vàng của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Lai Châu. Bên cạnh những tác động xấu đến môi trường, các đồng chí trong chi hội cũng đưa ra những lợi Ých thiết thực cuả hoạt động khai thác trong hiện tại và tương lai phát triển của tỉnh : - Trước đây mỏ vàng này do nhân dân phát hiện, đã tù động tổ chức khai thác bừa bãi, trái quy định của pháp luật, gây nên tình trạng hỗn loạn, tranh chấp vàng- vị trí khai thác, làm mất ổn định xã hội và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, do chất thải trong quá trình khai thác không được xử lý, lại đổ bừa bãi khắp nơi. UBND tỉnh đã có quyết định đình chỉ hoạt động khai thác trái phép, giao cho Công ty lập dự án thăm dò, khai thác. Việc tổ chức khai thác quy mô có kế hoạch cụ thể cũng đem lại lợi Ých chung: Trước hết sẽ chấm dứt tình trạng khai thác trém một cách bừa bãi giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường của hoạt động này, đồng thời ổn định tình hình an ninh trật tự của vùng.

- Vừa qua Công ty cũng đã có văn bản chi tiết trình bày về kế hoạch, biện pháp để giảm thiểu những tác động xấu của hoạt động khai thác, xây dựng cụ

thể hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Đồng thời khẳng định một phần lợi nhuận hàng năm của Công ty sẽ được trích để đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Nếu có sai phạm trong quá trình khai thác, chế biến và không thực hiện đúng cam kết Công ty sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, chính quyền địa phương và nhân dân.

- Lợi Ých kinh tế xã hội do hoạt động khai thác mang lại là rất lớn.Thèn Sin là một xã miền núi khó khăn, có tiềm năng về khai thác khoáng sản. Tuy nhiên do địa hình miền núi phức tạp, xa trung tâm huyện nên đường giao thông đi lại không được chú trọng đầu tư. Nhân dân sinh sống ở đây rất thưa thít, chủ yếu là đồng bào các dân téc như : Thái, H’Mông, Dao,…với trình độ văn hoá thấp, sống bằng chăn nuôi trồng trọt là chủ yếu nên đời sống rất khó khăn. Việc tiến hành khai thác khoáng sản sẽ khai thác được thế mạnh của Lai Châu nói chung và xã Thèn Sin nói riêng, tạo điều kiện phát triển kinh tế của xã, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đồng thời cũng giải quyết được việc làm cho một lượng lớn người dân với thu nhập ổn định .

- Qua việc phân tích những tác động và lợi Ých của hoạt động khai thác vàng, Chi hội địa phương đã tiến hành biểu quyết lấy ý kiến tập thể và đi đến thống nhất ý kiến nh sau : Đồng ý với việc tiến hành dự án khai thác vàng của Tổng công ty KS & TM Lai Châu. Tuy nhiên Công ty phải thực hiện đúng cam kết, kế hoạch BVMT đã đề ra, thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi

trường trong hoạt động khai thác, chế biến. Chi hội sẽ tạo điều kiện giúp đỡ Công ty tiến hành lập kế hoạch bảo vệ môi trường để có thể kết hợp hài hoà lợi Ých kinh tế và BVMT phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động và đề xuất các giải pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi khai thác tận thu Mỏ Thèn Sin, Tam Đường, Lai Châu (Trang 35)