EBIT Tổng tài sản

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 33)

Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

mức độ mạo hiểm càng cao. Chính vì vậy khi phân tích cần phải chú ý xem xét các chế độ, chính sách tài chính mà doanh nghiệp đang áp dụng để tránh hiện tượng sai lệch về thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

c.Doanh lợi tài sản (ROA)

Hệ số sinh lời tổng tài sản (ROA) =

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh mức sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Hệ số này còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, cho biết khả năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra thu nhập. So sánh kết quả kinh doanh với vốn đầu tư, chỉ tiêu này giúp ta so sánh hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp với các hình thức sử dụng vốn khác ở bên ngoài cũng như mức độ mạo hiểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà phân tích có thể từ đó định lượng sự hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh, năng lực thu hút các phương tiện tài trợ mới và dự kiến trước lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.

d.Hệ số doanh lợi tổng tài sản

Hệ số doanh lợi tổng tài sản =

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư hay còn gọi là khả năng sinh lời của chủ đầu tư. Đây là một chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu mức sinh lời của tổng tài sản.

1.3.NHỮNG YÊU CẦU TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.1.Tính đồng bộ khi phân tích các tỷ số tài chính

Mặc dù mỗi tỷ số tài chính được tính toán và đánh giá dựa trên những giá trị riêng của nó, song việc phân tích tỷ số tài chính chỉ có hiệu lực cao nhất

khi tất cả các tỷ số cùng được sử dụng để tạo ra một bức tranh rõ ràng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi sử dụng đồng bộ các chỉ tiêu để phân tích thì nhà quản trị sẽ dễ dàng thấy được từng điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và từ đó có chiến lược phát triển trong tương lai. Nói tóm lại trong phân tích tài chính doanh nghiệp việc sử dụng đồng bộ các tỷ số tài chính là vô cùng quan trọng, nó quyết định tính chính xác của kết quả phân tích tài chính.

1.3.2.Tính thận trọng khi phân tích các tỷ số tài chính

Trong thực tế, các khoản mục của bảng cân đối tài sản có thể chịu ảnh hưởng của các tính toán mang nặng tính hình thức kế toán. Cách tính toán này có thể che đậy những giá trị thực của các tỷ số tài chính. Một trở ngại khác gây cản trở việc thể hiện chính xác các tỷ số tài chính là sự khác biệt giữa giá trị theo sổ sách kế toán và giá trị của các loại tài sản. Cần phải hết sức cẩn thận đối với những khác biệt này và phải so sánh các kết quả của các tỷ số về mặt thời gian và với cả các doanh nghiệp khác trong ngành.

Nhìn chung, giá trị trung bình ngành và sự phân bố của tỷ số có thể cũng chỉ là một tiêu chuẩn để tham khảo ngay cả trong trường hợp sự tính toán thực sự khách quan và không có sự chênh lệch giữa giá trị theo sổ sách kế toán và thị giá. Các giá trị của ngành không được coi là những giá trị mà doanh nghiệp phải cố gắng đạt tới. Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng về cơ cấu đầu tư, công nghệ, chất lượng sản phẩm và khác nhau về giá trị kỳ vọng đối với các tỷ số. Bởi vậy không có gì là sai lầm khi một doanh nghiệp thực hiện một chiến lược bán hàng giá thấp và thu lợi nhuận cận biên thấp để hướng tới đạt mức doanh thu thuần cao. Do đó vị thế tài chính mạnh không nhất thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt trên trung bình tất cả các tỷ số.

Mặt khác những quan niệm thận trọng này không có nghĩa là sự so sánh các chỉ số tài chính không có ý nghĩa, mà rõ ràng là cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể cho từng ngành để sử dụng làm chuẩn mực chung cho ngành.

Tóm lại, khi thiết lập một cách chính xác, khách quan, các tỷ số tài chính sẽ dẫn đường cho các nhà quản trị nhận định về khuynh hướng tương lai của doanh nghiệp.

1.4.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.4.1.Ảnh hưởng của yếu tố nội tại

Đây là các yếu tố tồn tại bên trong doanh nghiệp, nó chi phối, ảnh hưởng tới chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Các yếu tố nội tại bao gồm:

1.4.1.1.Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Thông tin là một vấn đề hết sức cần thiết trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng. Thông tin vô cùng quan trọng và mang tính bắt buộc vì nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin thì không thể thực hiện được hoạt động phân tích tài chính. Mặt khác nếu chất lượng nguồn thông tin không tốt sẽ làm giảm chất lượng phân tích, vì khi đó các chỉ tiêu phân tích sẽ không chính xác và trở nên không có giá trị đối với mọi đối tượng.

1.4.1.2.Lựa chọn phương pháp phân tích trong doanh nghiệp

Với nguồn thông tin đã thu thập được, cán bộ phân tích tài chính sẽ phải lựa chọn một phương pháp phân tích phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Việc lựa chọn phương pháp phân tích hợp lý sẽ dẫn tới chất lượng công tác phân tích đạt hiệu quả cao và ngược lại nếu không lựa chọn được phương pháp phân tích hợp lý thì chất lượng công tác phân tích sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ tin học thì các

phương pháp phân tích tài chính cũng ngày hoàn thiện hơn. Việc áp dụng công nghệ tin học vào phân tích tài chính đã góp phần nâng cao chất lượng công tác phân tích: kết quả phân tích chính xác, toàn diện, tốn ít thời gian, công sức và tiền của.

1.4.1.3.Trình độ cán bộ thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp

Ngày nay hoạt động phân tích tài chính ngày càng phát triển với việc ứng dụng của công nghệ tin học vào phân tích, từ đó đòi hỏi trình độ cán bộ phân tích ngày càng phải nâng cao hơn nữa. Có như vậy thì mới đáp ứng được công việc đề ra. Trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cán bộ phân tích là người trực tiếp thu thập thông tin và đưa ra phương pháp phân tích, vì vậy yếu tố trình độ của cán bộ phân tích là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới tất cả các khâu trong quá trình phân tích. Nếu cán bộ phân tích có trình độ và năng lực cao thì công tác phân tích trong doanh nghiệp sẽ đạt chất lượng cao, ngược lại với đội ngũ cán bộ phân tích có trình độ thấp thì công việc phân tích tài chính trong doanh nghiệp không thể có chất lượng tốt.

1.4.1.4.Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp có nhiều công đoạn khác nhau và mỗi công đoạn được thực hiện bởi một nhóm cán bộ phân tích nhất định. Việc bố trí sắp xếp hợp lý các công đoạn trong công tác phân tích là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của quá trình phân tích. Ngoài ra mỗi nhóm cán bộ phân tích có một khả năng chuyên môn cao trong một công đoạn nào đó, vì vậy việc bố trí họ vào những công đoạn phù hợp với trình độ chuyên môn của họ sẽ làm công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả nhất. Như vậy yếu tố tổ chức công tác phân tích cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp.

1.4.1.5.Đặc điểm, đặc thù của doanh nghiệp

Tất cả những doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng, tạo ra sự độc nhất, vô nhị của chúng. Các đặc điểm này thể hiện trong đầu tư, công nghệ, rủi

ro, đa dạng hoá sản phẩm và nhiều lĩnh vực khác. Do đó mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một tiêu chuẩn cho chính nó sau khi đã đưa các yếu tố này vào xem xét. Vì vậy chuẩn mực để đánh giá các doanh nghiệp trong những ngành kinh doanh khác nhau là hoàn toàn khác nhau, bởi thật khó thể so sánh các tiêu chuẩn về trình độ công nghệ giữa các ngành kinh doanh có công nghệ khác nhau. Như vậy phân tích tài chính ở các doanh nghiệp khác nhau ít nhiều cũng có sự khác nhau.

1.4.2.Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài

1.4.2.1.Hệ thống pháp lý

Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, khuyến khích hay hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích có thể lựa chọn phương pháp phân tích tài chính phù hợp. Ngược lại nếu hệ thống pháp lý mà không ổn định, thống nhất sẽ làm cho quá trình phân tích, dự báo bị sai lệch, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình phân tích.

1.4.2.2.Hệ số chỉ tiêu trung bình ngành

Hệ số chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích tài chính. Dựa vào hệ số chỉ tiêu trung bình ngành ta có thể khẳng định được các tỷ số tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, là cao hay thấp, qua đó nhận thấy những điểm mạnh hay những điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó vạch ra được chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Những yếu tố được trình bày trên đây là một số những yếu tố có ảnh hưởng tương đối quan trọng đối với công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w