KỸ THUẬT DÀNH CHO NGƯỜI SẢN XUẤT TÔM SÚ GIỒNG

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm sú (Trang 33)

Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng, trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao (Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh. Ứng dụng công nghệ hoạt hoá, điện hoá trong khử trùng bể trước khi thả tôm, cho thấy quá trình khử trùng nhanh hơn, triệt để hơn khi dùng các hoá chất khác nên tiết kiệm thời gian. Sau khi khử trùng dung dịch anonit không để lại lớp cặn hoá chất dư trên bề mặt bể, nên không tốn nhân công cọ rửa thường xuyên như trước đây; trong khử trùng nước cũng đã tạo ra một nguồn nước sạch, không để lại một chút hoá chất nguy hại nào tồn dư trong nước, nên hoàn toàn thích hợp với ấu trùng tôm cũng như các động thực vật thuỷ sinh phát triển. Thay thế hoàn toàn các chất khử trùng khác thường dùng trong các bể nuôi tôm như Clorin phormanin. Dung dịch anonit có thể sử dụng trong hầu hết quá trình phát triển nhiều giai đoạn của tôm giống, có tác dụng hạn chế tối đa sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, diệt được trùng loa kèn và các loại nấm trong nước, giúp phá huỷ một phần và làm đông tụ các chất thải, làm cho quá trình xiphong chất thải hiệu quả hơn, cải thiện rõ môi trường. Dung dịch anonit có tác dụng điều chỉnh pH thích hợp cho sự phát triển của tôm con, không cho phép tạo ra mảng sinh học trên bề mặt ống sục khí (là nơi khu trú cho vi khuẩn). Ngay cả trong trường hợp tôm sú giống bị chết không rõ nguyên nhân, việc xử lý bể nuôi bằng dung dịch này cũng có thể bảo vệ được số tôm khoẻ, hạn chế thiệt hại cho nhà sản xuất.

Sử dụng anonit tắm cho tôm bố mẹ sẽ tiêu diệt được các mầm bệnh ký sinh trên vỏ tôm, phá huỷ lớp nhầy nhớt thường thấy trên vỏ tôm, giảm bớt khả năng lây bệnh từ môi trường sống của tôm bố mẹ sang tôm con. Khi sử dụng anonit khử trùng thức ăn có thể tiêu diệt các loài vi khuẩn, vi trùng có trong thức ăn, kể cả trùng loa kèn thường ký sinh trên ấu trùng atermila, do đó hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh qua đường thức ăn. Như vậy công nghệ ECA cho phép tiêu diệt được đồng thời cả vi trùng, virus và nấm gây bệnh, nên nó có thể thay thế hầu hết các chất khử trùng truyền thống khác.

Co rat nhieu loai thuoc khang sinh thuong duoc su dung phong va tri benh trong SX tom giong:

Sau day la mot so loai chinh: Oxytetracylin, Erythromycin, Bac-trim, Negram, Rifamycin, Furazolidon, Nitrofuran, Cefalosforin, Frefuran, Neomycin, Pyostacin, Ciproflocacin, Katonal, Cephalecin, Kanamycin, Amoxylin, Lincocin, Gentamycin, Nolicin, Doxycylin, Vitro, Biodroxil, Curam, Clindamycin, Griseofuvil...

Ban xem them phan "Luat va cac van ban phap quy" trong web www.vietlinh.com.vn nhung loai khang sinh bi cam su dung trong thuy san.

Mt s qui trình công ngh sn xut ging tôm sú đin hình

Chọn địa điểm xây dựng trại:

Địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cần phải đạt được các yêu cầu sau:

- Nguồn nước biển: Phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và các chỉ tiêu môi trường nước biển như: Độ mặn (ppt) > 30; PH 7,5-8,5; KH 100-120; độ đục (m) 1; kim loại nặng (ppm)< 0,01.

Tuy nhiên, đối với trại giống sử dụng qui trình lọc sinh học tuần hoàn, nguồn nước mặn có thể chở từ nơi khác vì lượng nước sử dụng cho sản xuất giống ít hơn nhiều so với qui trình thay nước và ta có thể tái sử dụng nguồn nước.

- Nguồn nước ngọt: Phải đảm bảo về chất lượng.

Các chỉ tiêu môi trường của nguồn nước ngọt như: PH 7,0-8,5; KH 80-120; sắt tổng (ppm) < 1;Mn (ppm) < 0,2; Hg (ppb) < 0,001

- Nguồn tôm bố mẹ: có thể chủ động theo yêu cầu sản xuất - Năng lượng: Có sẵn (điện, máy phát)

- Thời tiết, khí hậu: Nhiệt đới - Công nhân, kỹ thuật

- Vốn

- Thị trường tiêu thụ

Qui mô trại

Nhằm tiến hành thiết kế xây dựng trại được thuận lợi trong quá trình sản xuất như sau: Qui mô trại sản xuất giống như sau: (xem bảng)

1. Qui trình kín (không thay nước)

Qui trình này đã được phổ biến từ thập niên 80, nhìn chung qui trình này chủ yếu sử dụng kháng sinh để ức chế môi trường, sử dụng kháng sinh con giống được sản xuất ra kém chất lượng do dùng thuốc kháng sinh quá liều, việc sử dụng kháng sinh làm ức chế môi trường

trong điều kiện khắc nghiệt dẫn đến tôm phát triển chậm so với qui trình thay nước (nửa kín, nửa hở) và qui trình lọc sinh học.

2. Qui trình nửa kín nửa hở (thay nước)

- Giai đoạn đầu từ khi bố trí naupli cho đến lúc chuyển Postlarvae chỉ châm thêm nước (có một số trại bố trí naupli cho nước đầy bể từ đầu).

- Sau đó từ postlarvae về sau thay nước từ 10-15%, tuỳ theo kỹ thuật chăm sóc tôm ương. - Sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước ương.

- Hạn chế sử dụng kháng sinh, hoá chất.

3.Qui trình lọc sinh học:

- Sử dụng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn để cải tạo môi trường nước bể ương nuôi. Kết hợp sử dụng hiệu quả các chế phẩm sinh học

- Hạn chế sử dụng kháng sinh hoá chất

- Hạn chế thay nước (tiết kiệm nước ) nên môi trường nước trong bể ương được ổn định.

Các chỉ tiêu Qui mô nhỏ Qui mô trung bình Qui mô lớn

Sở hữu và điều

hành hoạt động Các thành viên trong gia đình

Có hợp tác, giống cung cấp cho các thành viên hay đại

trà Hợp tác lớn, cơ quan Nhà nước, giống sản xuất bán đại trà Diện tích Tận dụng diện tích đất quanh nhà 2.000-5.000m2 5.000m2 – 1 ha Sản lượng 1-5 triệu PL/ năm 10 –20 triệu PL/năm Trên 20 triệu PL/năm Số công nhân, kỹ

thuật 1 kỹ thuật, 2 côn nhân 3 kỹ thuật, 3-4 công nhân 3-6 kỹ thuật, 6-10 công nhân Tổng thể tích bể

ương 20-100m3 100-1000m3 Trên 1000m3

Nuôi v tôm sú b m theo qui trình lc sinh hc

Hiện nay các cơ sở sản xuất tôm giống chủ yếu tập trung nuôi vỗ thành thục trong bể xi măng. Tài liệu này xin đề xuất thêm phương pháp nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ trong hệ thống lọc sinh học tuần hoàn nước như sau:

Trại tôm mẹ được thiết kế cần 10 - 15% diện tích mái lợp sử dụng tol nhựa mờ, xung quanh bể che kín là đủ ánh sáng cần thiết cho quá trình nuôi vỗ

- Bể nuôi vỗ: Thường sử dụng bể nhỏ có thể tích 100 - 500 lít được nối với hệ thống lọc sinh học bằng 15 - 20% tổng thể tích bể nuôi.

- Bể nuôi tôm đực và giao vĩ: Bể có dạng hình tròn, thể tích từ 1 - 2 m3, chiều cao 0,8 - 1 m được nối với hệ thống lọc sinh học

- Bể đẻ: Thường có thể tích 0,5 - 1 m3, có dạng hình tròn, đáy bằng để cho quá trình sục khí cung cấp ôxy cho trứng được phát triển đồng đều hơn.

Chọn tôm bố mẹ:

Tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ rất quan trọng:

- Về hình thái: Tôm khoẻ mạnh, màu sắc rực rỡ, không bị tổn thương, bị bệnh hoặc có màu đỏ sậm, đặc biệt con cái có túi tinh ở cơ quan sinh dục, nếu tôm có xuất hiện đường trứng càng tốt

- Về trọng lượng: Tôm đực có trọng lượng trên 80gam, tôm cái trên 160 gam.

Cách vận chuyển:

- Phương pháp vận chuyển kết hợp với sục khí (dùng sục khí chạy bằng pin) và thùng xốp 40cm x 60cm, mức nước 10 cm, mật độ 4 đến 6 con.

- Phương pháp vận chuyển bằng ô xy (dùng túi nilon 40cm x 90cm), mật độ 4 đến 6 con. Dùng nhựa mềm đường kính 5 mm cắt thành đoạn 2 cm gắn vào chuỹ tôm trước khi đóng bao.

- Thời gian vận chuyển không quá 48 giờ

- Nhiệt độ khi vận chuyển 20 - 220C, nên thuần hoá tôm mẹ trong 15 – 30 phút trước khi thả vào bể nuôi vỗ nhằm giúp tôm quen dần với môi trường mới.

Chăm sóc:

- Một số trại chỉ cho tôm cái đẻ vài lần sau khi cắt mắt, khi trứng thụ tinh kém (dưới 50%), trại sẽ không sử dụng số tôm mẹ đó nữa, một số trại nuôi vỗ tôm mẹ đòi hỏi có tôm đực với tỷ lệ đực cái 1:1

- Nuôi vỗ thành thục tôm mẹ trong bể 100 lít - 150 lít (mỗi con tôm mẹ 1 bể) để dễ dàng chăm sóc.

Cắt mắt: Có nhiều cách để cắt mắt (dùng kẹp để cắt mắt, buộc cuốn mắt hay bóp cầu mắt). Khi thực hiện các phương pháp này phải chọn tôm ăn mạnh và đã lột xác ít nhất 5 ngày. Cắt mắt nhằm thúc đẩy sự thành thục mau chóng hơn thông qua tác động của tuyến nội tiết. Dinh dưỡng: Bao gồm ốc mượn hồn, mực, trai, hào, sò và gan heo hay gan bò, lượng cho ăn chiếm từ 20 - 30% trọng lượng cơ thể, thời gian cho ăn chia làm 8 lần trong ngày/đêm (cứ 3 giờ cho ăn 1 lần). Chú ý không nên để thức ăn quá 2 giờ).

Môi trường: Cho vận hành hệ thống lọc sinh học đảm bảo thay 200 – 300% lượng nước trong bể nuôi vỗ trong 1 ngày đêm, nhiệt độ 28 – 300C, độ mặn 30 – 33%o.

Kiểm tra sự thành thục: Sau cắt mắt 3 ngày kiểm tra khi thấy bề rộng buồng trứng trên 5 mm thì chọn cho đẻ.

Cho tôm đẻ: Bể cho tôm đẻ có hình tròn thể tích 0,5 - 1 m3, mức nước trong bể sâu 70 cm, bể được xử lý Formalin 150 ppm trong 30 phút, mỗi bể chứa 1 con cái, bể đẻ phải được sục khí liên tục nhẹ đều. Trứng sẽ nở sau khi đẻ 12 - 15 giờ; định lượng ấu trùng sau khi nở để chủ động bể ương và thuận lợi kiểm soát trong quá trình chăm sóc.

Môi trường nuôi tôm mẹ phải bảo đảm các yếu tố sau:

- Độ mặn 28 – 35%o; nhiệt độ nước 25 - 300C; pH 7,5 - 8,5; KH 100 - 120; chu kỳ chiếu sáng tự nhiên; cường độ chiếu sáng (lux); ô xy hoà tan (ppm) >5; đạm tổng (ppm) < 0,5; nitrite (ppm) < 0,1.

- Hàng ngày thay nước 100 - 100%, ít nhất 60 - 70% hoặc dùng lọc sinh học tuần hoàn, mực nước trong bể nuôi vỗ 0,3 - 1m, tránh tiếng ồn hay động tôm, không làm sốc hay gây tổn thương cho tôm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát dục thành thục tốt.

CHN TÔM GING

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm sú (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)