Điểm xét tuyển các ngành không phải là ngành ngoại ngữ: Khối A: từ 22,5 điểm trở lên; Khối D: từ 20,5 điểm trở lên (điểm ngoại ngữ không nhân hệ số)

Một phần của tài liệu ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC NĂM 2010 (Trang 25)

ngoại ngữ không nhân hệ số)

- Các ngành ngoại ngữ (thi theo các khối D1, 3, 4, 6): từ 27,5 điểm trở lên (điểm ngoại ngữ nhân hệ số 2), đồng thời tổng điểm 3 môn chưa nhân hệ số phải đạt từ 20,0 điểm trở lên. Tổng chỉ tiêu xét tuyển bổ sung phía Bắc là 300 còn ở phía Nam khoảng 150. Các mức điểm trên tính cho học sinh phổ thông, học tại khu vực 3, các khu vực kế tiếp nhau giảm 0,5 điểm. Các đối tượng kế tiếp nhau giảm 1,0 điểm.

Các chuyên ngành tuyển bổ sung:

Tại Cơ sở 1 Hà Nội

+ Ngành Kinh tế

- Chuyên ngành Thương mại quốc tế (mã 457): 40 chỉ tiêu - Chuyên ngành Thuế và Hải quan (mã 458): 30 chỉ tiêu

+ Ngành Kinh doanh quốc tế - Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế (mã 460): 30 chỉ tiêu + Ngành Kinh tế quốc tế - Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (mã 470): 30 chỉ tiêu

+ Ngành Quản trị kinh doanh

- Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế (mã 402): 40 chỉ tiêu - Chuyên ngành Luật kinh doanh quốc tế (mã 403): 30 chỉ tiêu - Chuyên ngành Kế toán (mã 404): 30 chỉ tiêu

- Chuyên ngành Thương mại điện tử (mã 405): 30 chỉ tiêu

Sinh viên các chuyên ngành (trừ các chuyên ngành Ngoại ngữ thương mại) được đăng ký học 1 trong 3 ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật. Nếu số lượng thí sinh đăng ký 1 trong 3 ngoại ngữ ít hơn 20 (đối với mỗi chuyên ngành), Nhà trường sẽ không mở lớp và sẽ chuyển các nguyện vọng này sang học Tiếng Anh. Thời gian đăng ký theo thông báo trong ngày nhập học.

Tại Cơ sở 2 TPHCM:

+ Ngành Kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại;

+ Ngành Quản trị kinh doanh, Chuyên ngành QT Kinh doanh quốc tế; + Ngành Tài chính ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính quốc tế.

Học phí: khoảng 11 triệu đồng/năm (tùy theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học hàng năm).

Quyền lợi, nghĩa vụ và bằng tốt nghiệp:

- Thí sinh tự nguyện đăng ký học và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của Nhà trường; - Được xét cấp học bổng và các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước;

- Có nghĩa vụ chấp hành mọi quy định của pháp luật, Bộ GD-ĐT và các nội quy, quy định của Nhà trường; - Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng đại học hệ Chính quy.

Thời gian nhận Giấy báo trúng tuyển và nộp đơn xét chuyên ngành học:

Nếu có nguyện vọng học, thí sinh đến trường nhận giấy báo trúng tuyển, đăng ký ngành học và làm thủ tục nhập học từ ngày 1- 6/9/2010, nộp đơn đăng ký chuyên ngành học đối với các thí sinh chưa trúng tuyển vào các chuyên ngành dự thi: Kinh tế đối ngoại, Tài chính quốc tế, Ngân hàng từ ngày 7/9/2010 (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ). Thí sinh có thể tải mẫu đơn từ website của nhà trường tại địa chỉ: http://www.ftu.edu.vn/. Lưu ý: Trường yêu cầu thí sinh xuất trình thẻ dự thi khi nhận giấy báo trúng tuyển.

Địa điểm nộp đơn đăng ký học:

Tại Hà Nội: Phòng Quản lý đào tạo, Trường đại học Ngoại thương. Địa chỉ: Số 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Tại TPHCM: Ban đào tạo, Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM. Địa chỉ: Số 15, Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Một phần của tài liệu ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC NĂM 2010 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(26 trang)
w