Dự báo triển vọng

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác (Trang 26)

3.2.1 Dự báo tình hình kinh tế thế giới

Theo dự báo của các các chuyên gia của các tổ chức kinh tế quốc tế, năm 2011 mức tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn còn khiêm tốn, thấp hơn mức dự báo trước đây. Báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2011” công bố ngày 1/12/2010 cho thấy mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 là 3,1% và năm 2012 là 3,5%. Còn theo OECD, kinh tế thế giới năm 2011 sẽ tăng trưởng ở mức 4,2% thay cho 4,5% được đưa ra hồi giữa năm 2010. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 cũng chỉ đạt mức 4,6%

Như vậy, năm 2011 kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng, nhưng ở mức khiêm tốn, chưa có bước đột phá, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái khủng hoảng... Vì thế, khách quan đòi hỏi các nước trên thế giới phải có có sự phối hợp với nhau cao hơn nữa thì mới có thế cân bằng, tạo cơ sở phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới năm 2011 cũng như những năm tiếp sau

3.2.2 Dự báo kinh tế Việt Nam những năm tới

Năm 2011 dự báo tiếp tục là một năm còn nhiều thử thách cho kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP có thể đạt 7 - 7.5%, nhưng Việt Nam vẫn cần một tỷ lệ đầu tư cao, vào khoảng 40% GDP, nhằm duy trì mức tăng trưởng này.

Dự báo xuất khẩu năm 2011 có thể tăng 9 - 12%, lên khoảng 77 tỷ USD, nhập

khẩu tăng 8 - 9% lên 90 tỷ USD. Thâm hụt thương mại khoảng 13 tỷ USD, bằng 11% GDP. Mức tăng trưởng này tuy không lớn so với thời kỳ trước nhưng vẫn là một kết quả rất tích cực, nếu đạt được. Lạm phát có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2011, do ảnh hưởng của tính chu kỳ và sức ép của một loạt các yếu tố nêu trên vẫn còn ở mức cao. Sau đó, áp lực lạm phát có thể giảm dần khi lãi suất tăng cao vào

cuối năm 2010 bắt đầu có tác dụng. Lãi suất trong nước cũng có thể giảm sau quý 1/2011 với điều kiện là lạm phát được khống chế, đồng thời kỷ luật trong chi tiêu, đầu tư khu vực công được củng cố. Năm 2011, còn được dự báo tỷ giá sẽ dao động quanh mức 21,000 - 22,000 VND/USD nếu nền kinh tế duy trì được sự ổn định cần thiết. Trong kịch bản xấu hơn, VND có thể bị giảm giá nhiều hơn. Đồng thời, năm 2011, các ngân hàng sẽ chịu áp lực từ nợ xấu tăng cao, nhưng cũng sẽ là năm quan trọng để các ngân hàng Việt Nam tái cấu trúc và hoạt động lành mạnh hơn.

3.2.3 Dự báo về sự biến động tỷ giá trong thời gian tới

Có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh toán. Vì thế, sự biến động tỷ giá VND/USD ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mặt khác, tỷ giá VND/USD có rất nhiều biến động không lường, khó dự báo. Do đó, việc dự báo về sự biến động tỷ giá trong thời gian tới là rất quan trọng. Một số nhà kinh tế học cũng đã đưa ra dự báo của mình về sự biến động của tỷ giá hối đoái VND/USD trong thời gian tới như:

Năm 2011 dự báo tỷ giá sẽ dao động quanh mức 21,000 - 22,000 VND/USD nếu nền kinh tế duy trì được sự ổn định cần thiết. Trong những trương hợp xấu hơn, VND có thể bị giảm giá nhiều hơn nữa.

Căn cứ trên yếu tố tâm lý của những người tham gia vào thị trường ngoại hối của Việt Nam dễ dàng nhận thấy nhiều doanh nghiệp nhập khẩu của chúng ta hiện đang găm giữ một lượng ngoại tệ lớn do kỳ vọng vào sự tăng giá của đồng USD so với đồng VNĐ. Đồng thời, một số lượng không nhỏ các hộ gia đình cũng lo ngại đồng nội tệ sẽ mất giá nên họ có xu hướng mua vàng hay đô la để cất giữ thay vì cất giữ bằng VNĐ. Từ đó gây ra tình trạng căng thẳng cho thị trường ngoại hối, khi cầu USD vượt quá cung tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng giá cho đồng đô la.

3.2.4 Dự báo về biến động mặt hàng thực phẩm

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và thu nhập sau thuế của người dân ngày càng cao, Việt Nam hiện là một thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất Thực phẩm và Đồ uống. Ngoài ra, ngành dịch vụ du lịch và một lượng lớn dân số di cư sang Việt Nam cũng là nguyên chính tác động mạnh mẽ và tích cực đối với sự phát triển của ngành này. Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014 sẽ tăng 67,3%, riêng trong năm 2014, mức tiêu dùng này ước tính đạt 426.997 tỷ đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước đạt 56,4% (tương đương 4.537.628 đồng) vào năm 2014.

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có lượng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào lớn. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền công nghiệp đang ngày càng đi lên theo hướng hiện đại, trong đó có công nghiệp chế biến và đóng gói… Các dự án thu hút hàng tỷ USD được công bố gần đây trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, sản phẩm y tế, thuốc và phòng thí nghiệm... cho thấy, những lĩnh vực này ở Việt Nam đang mở rộng qui mô phát triển và có khả cạnh tranh cao trên thương trường trong và ngoài nước...

3.2.5 Dự báo về tình hình nhập khẩu, chiến lược phát triển của công ty

Ngoài cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, công ty còn cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam. Rủi ro trong kinh doanh thực phẩm cũng khá lớn, giá trị mỗi lô hàng lại cao nên nếu gặp phải rủi ro, thiệt hại cho công ty là không nhỏ. Vì vậy, một trong những yếu tố tối quan trọng là lòng tin của khách hàng. Ngay từ khi thành lập, Công ty đã thiết lập đươc một mạng lưới khách hàng rộng lớn và tương đối trung thành. Việc là nhà cung cấp thường xuyên cho các khách hàng lớn như khách sạn DaeWoo, Cầu Giấy, các nhà hàng Âu, đồ ăn nhanh… là minh chứng rõ ràng nhất và cũng là lợi thế lớn mà công ty cần phát huy.

Mặt khác, mức độ cạnh tranh trong thị trường thực phẩm sẽ ngày càng gia tăng. Đảm bảo cho công ty có được sự phát triển mạnh mẽ, bền vững trong tương lai và nâng cao tổng doanh thu của mình, công ty đang xây dựng kế hoạch đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, các nhà hàng, khách sạn trong nước, công ty còn đi đến việc buôn bán các loại máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng thay thế trong ngành thực phẩm, công nghệ chế biến. Công ty còn có dự định là nhà môi giới thương mại và tư vấn chuyển giao công nghệ trong ngành thực phẩm, chế biến thực phẩm trong nước..

Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, thu nhập và mức sống của người dân trong nước ngày càng cao dẫn đến nhu cầu của họ cũng vì đó mà tăng theo. Người Việt ngày càng có xu hướng Tây hoá, họ thích dùng đồ ngoại, ăn các món ăn Tây, Âu, Nhật… Vì thế, công ty cần quan tâm, đánh vào tâm lý người tiêu dùng mà có các chiến lược nhập khẩu các mặt hàng phù hợp.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w