giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử sang thị trường Nhật bản của công ty TNHH Ban Dai Việt Nam.
3.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hoạt động xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử sang thị tường Nhật Bản của công ty TNHH Ban Dai Việt nam.
3.1.2.Những thành tựu đạt được.
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH Ban Dai Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ta có thể nhận thấy tuy thực hiện có khó khăn nhưng công ty cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể:Thứ nhất,hoạt động xuất khẩu hàng linh kiện điện tử nhìn chung luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.Tuy trong năm 2009 doanh thu có giảm so với năm 2008 nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng khiến cho tỷ trọng xuất khẩu tăng lên năm 2010.Điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng đóng vai trò quan trọng.Bởi lẽ năm 2009 là năm chụ ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng điện tử đều gặp khó khăn không riêng gì công ty.Thế nhưng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn tăng.Năm 2010 công ty đã đứng vững trở lại sau cuộc khủng hoảng 2009 và đã đi lên phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành điện tử,kim ngạch xuất khẩu tăng lên đạt 72,3% trong năm 2010.
Thứ hai,công ty liên tục tiến hành đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường,bên cạnh việc chú trọng phát triển các thị trường truyền thống thì công ty cũng đã tìm kiếm đối tác mới.Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty đã ở trên rất nhiều các quốc gia của Châu Á.Việc mở rộng thị trường có ý nghĩa rất lớn đối với tiềm năng phát triển của công ty sau này đồng thời nó là cách phòng vệ tốt nhất trước những thay đổi đột ngột của một thị trường chủ chốt nào đó.
Thứ ba, công ty đã bước đầu đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng bước triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đa ngành nghề
kinh doanh, đầu tư sản xuất những mặt hàng cao cấp. Cụ thể là công ty đã đầu tư, bổ xung các thiết bị chuyên dùng tiên tiến, hiện dại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thứ tư,công ty đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình tại thị trường Nhật Bản tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo sau này.
Thứ năm,nhờ vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu với những thành tựu đáng kể của mình,công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều công nhân,mang về nhiều ngoại tệ cho quốc gia.
3.1.2.Những tồn tại mà công ty còn gặp phải.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty cũng còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công quốc tế. Do đó giá trị xuất khẩu của công ty chưa cao. Như chúng ta biết khi nhận gia công thì công ty chỉ thu về phí gia công, mà số tiền này có giá trị rất nhỏ so với hợp đồng. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của công ty tuy lớn nhưng giá trị thật của hoạt động xuất khẩu không cao.
Thứ hai, chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới còn yếu.
Thứ ba, công tác tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại của của công ty còn yếu,không cao. Hơn nữa công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường chỉ do phòng kế hoạch thị trường đảm nhận mà chưa có phòng Marketing riêng biệt. Điều này cho thấy tính chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chưa cao. Trong khi đó hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế vẫn còn đơn giản. Công ty chỉ tham gia các hội chợ - triển lãm với quy mô nhỏ trong nước mà chưa chú trọng đến các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Công ty chưa thành lập được website quảng bá sản phẩm để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác có thể biết đến và tìm hiểu.
Thứ tư, trình độ cán bộ xuất nhập khẩu của công ty còn hạn chế. Đó là những hạn chế về ngoại ngữ, về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu… Do đó đã xảy ra những vụ vi phạm hợp đồng như chậm giao hàng, chậm trễ trong công tác thủ tục hải quan, hàng giao không đúng chất lượng…làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
3.1.3.Nguyên nhân của các hạn chế mà công ty gặp phải.
Những hạn chế trong quá trình xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH Ban Dai Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn tồn tại là xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan.
3.1.3.1.Nguyên nhân chủ quan.
Đó là những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp, chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, khiến cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử sang thị trường Nhật Bản còn nhiều thiếu sót. Cụ thể là:
Do việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào hoạt động sản xuất của công ty vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, lạc hậu, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị.
Hoạt động kinh doanh được tiến hành chưa theo một chiến lươc xây dựng cụ thể, khoa học. Do đó hiệu quả chưa cao.
Công ty vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiêu và đặc biệt chưa coi trọng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3.1.3.2.Nguyên nhân khách quan.
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đem lại cho các doanh nghiệp những lợi thế, những cơ hội không nhỏ nhưng đồng thời nó cũng kéo theo các thách thức, khó khăn đối với chính các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành điện tử. Khi nước ta thực hiện việc mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản, các biện pháp bảo hộ điều đó khiến cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ
là doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan… khiến cho thị phần kinh doanh bị giảm sút.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua đã gây khó khăn rất lớn cho công ty. Bởi lẽ Nhật Bản là khách hàng chính của công ty và cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó nhập khẩu hàng điện tử tại Nhật Bản giảm sút nhanh chóng làm cho kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty cũng giảm. Đồng thời xuất khẩu sang Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn do bị giám sát năm mặt hàng chính. Mà đó lại là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
Cơ chế, chính sách xuất khẩu cũng như sản xuất của nước ta chưa được đồng bộ còn nhiều bất cập: ngành sản xuất linh kiện và linh kiện điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật mà đôi khi các luật này lại không thống nhất điều này gây ra tâm lý không ổn định cho nhà sản xuất.
Hầu hết các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng kém. Do đó hiệu quả của hoạt động xuất khẩu vẫn chưa cao, việc chuyển từ gia công quốc tế sang xuất khẩu trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn.
Các chính sách thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phức tạp, khó khăn, khiến các đối tác nước ngoài có sự lo ngại, kéo theo đó là ảnh hưởng đến việc ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp điện tử.
Thị trường Nhật bản là thị trường đa dạng về mọi mặt hàng linh kiện điện tử với mẫu mã phong phú và chất lượng tốt,nên việc chúng ta muốn xuất khẩu linh kiện điện tử sang thị trương Nhật Bản là rất khó khăn để cạnh tranh được với doanh nghiệp Nhật.Do có lợi thế về giá nhân công rẻ nhưng đó cũng là lợi thế của Thái Lan và Trung Quốc nên việc xuất khẩu của chúng ta không dễ dàng.
3.2.Các đề xuất,kiến nghị với vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Ban Dai Việt Nam.
3.2.1.Những kiến nghị,giải pháp với công ty.
3.2.1.1.Tăng cường sản xuất sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp.
Do Việt Nam là nước có giá nhân công rẻ nên công ty nên tận dụng lợi thế này để tăng cường sản xuất sản phẩm với sản lượng lớn để xuất khẩu được nhiều hơn.Thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng và có nhu cầu khá lớn về hàng linh kiện điện tử,nếu chúng ta đáp ứng được yêu cầu của họ thì sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty cho ta thấy hình thức xuất khẩu theo FOB của công ty mới chỉ đạt 30% trong năm 2010. Vì vậy mà giá trị xuất khẩu chưa cao.Trong thời gian tới công ty nên hướng mạnh đến việc làm hàng FOB bởi vì ngoài lợi nhuận cao các nhà nhập khẩu còn muốn đặt hàng FOB do nhận được nhiều chia sẻ từ nhà sản xuất trong việc thực hiện các công đoạn thiết kế sản phẩm, chỉ định nguyên liệu…
3.2.1.2.Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Như chúng ta biết Nhật Bản là một thị trường khó tính. Chất lượng sản phẩm luôn được người tiêu dùng Nhật Bản coi trọng. Cạnh tranh về giá không còn là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng sản phẩm có ổn định và đảm bảo được yêu cầu của người tiêu dùng thì công ty mới có thể phát triển được, chất lượng sản phẩm chính là nhân tố chính đảm bảo công ty có chỗ đứng trên thị trường, đồng thời giúp cho công ty tìm được các thị trường khác.Do đó công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần:
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu, tìm kiến nhà cung ứng nguyên liệu ổn định, đúng hạn, bảo quản tốt nguyên liệu tránh xuống phẩm cấp.
- Đầu tư vào máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Phát triển sản phẩm mới và chuyên biệt hoá sản phẩm do nhu cầu của thị trường luôn thay đổi theo thời gian, nó phản ánh trung thành nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của con người luôn thay đổi .Vì vậy công ty luôn phải có kế hoạch phát triển sản phẩm mới bằng cách thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu, lập phương án phát triển sản phẩm mới kế tiếp sản phẩm hiện hữu trên cơ sở đầu tư kinh phí xứng đáng cho đổi mới công nghệ và nghiên cứu.
Đa dạng hoá sản phẩm đảm bảo cho công ty phân tán bớt rủi ro trong kinh doanh đồng thời giúp công ty khai thác mọi năng lực sẵn có vào sản xuất kinh doanh xuất khẩu nhiều sản phẩm khác nhau vào thị trường mục tiêu, thị trường ngách.
3.2.1.3. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại quốc tế.
Trong việc tìm kiếm thị trường mới phụ thuộc rất nhiều vào chính phủ như cục xúc tiến thương mại hay thông tin từ các phòng trực thuộc Bộ Thương mại và độ chính xác của các thông tin này. Song bên cạnh đó công ty cũng cần chủ động trong việc tìm kiếm thị trường thông qua liên kết với các doanh nghiệp có kinh nghiệm, liên tục tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng của thị trường nước ngoài.
Thực hiện xúc tiến xuất khẩu được công ty định hướng dài hạn, công ty phải xây dựng và áp dụng những phương tiện như: thông tin, quảng cáo tuyên truyền, hội chợ triễn lãm, khảo sát thị trường, thuê tư vấn… đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất – lưu thông và tiêu thụ xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua. Có nhiều hình thức để xúc tiến xuất khẩu nhưng công ty phải lựa chọn hình thức sao cho phù hợp nhất, mang lại hiệu quả nhiều nhất cho mình.
Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường:
Công tác nghiên cứu thị trường là một việc làm vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến khả năng thành công hay thất bại của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị
của công ty hoạt động vẫn chưa hiệu quả, phần lớn cán bộ nhân viên của phòng này mới chỉ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất để đáp ứng đơn hàng của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu.
Hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại quốc tế:
Song song với công tác nghiên cứu thị trường thì hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại quốc tế cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Như ta biết nghiên cứu thị trường là công viêc đầu tiên khi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nhưng để hoạt động xuất khẩu đem lại hiệu quả cao thì cần phải tìm mọi cách làm cho sản phẩm của công ty nhanh chóng được người tiêu dùng thế giới biết đến. Đó chính là nhiệm vụ của hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Nếu hoạt động xúc tiến làm tốt thì sản phẩm của công ty sẽ nhanh chóng xâm chiếm thị trường và gia tăng thị phần xuất khẩu. Hiện nay hầu như công ty mới chỉ dừng lại ở việc xúc tiến, giới thiệu sản phẩm trong nước mà chưa chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Do đó hàng linh kiện điện tử của công ty tại thị trường Nhật Bản vẫn chưa được biết đến nhiều. Công ty cần chủ động tìm kiến khách hàng qua các biện pháp xúc tiến xuất khẩu như: quảng cáo (qua Internet, báo tạp chí quốc tế…), tham gia hội chợ - triển lãm thương mại quốc tế, hợp tác, liên kết mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản…
3.2.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực.
Nhiều nhà quản trị cấp cao của các công ty kinh doanh quốc tế nổi tiếng đã tiết lộ rằng con người là yếu tố quyết định đến thành công của công ty. Chúng ta có thể bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng nhà máy hiện đại nhưng nếu “êkip” điều hành kém năng lực, tập thể lao động sản xuất không thành thạo, trình độ tay nghề không cao thì nhà máy hoạt động không thể có hiệu quả.
Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao, nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh của công ty là vấn đề hết sức cấp bách. Bởi lẽ hiện nay nguồn nhân lực của công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cần phải đào tạo đội ngũ công nhân. Bởi lẽ tay nghề của người công nhân liên quan trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó công ty cần phải thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân các bậc thợ, đặc biệt cần nâng cao tay nghề cho các công nhân trẻ đang học việc. Khi ứng dụng công nghệ tiên tiến thì công ty cần tổ chức hướng dẫn cho công nhân về cách thức vận hành, sử dụng đúng để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.
Công ty phải chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ và công nhân kỹ thuật vì họ là nhân tố quan trọng và không thể thiếu được trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử. Công ty phải luôn luôn nâng cao trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật, phát huy tính năng động nhạy bén học hỏi… Công ty phải dành một khoản chi phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử nhân viên của mình tham gia. Công ty không